Du lịch phát triển nhờ mạng xã hội
Theo trang SCMP, Gen Z hay còn gọi là Thế hệ Z, là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm người được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012. Thế hệ Z đang trưởng thành và có xu hướng đa số lựa chọn du lịch quốc tế.
|
Du khách trẻ tại Nhật Bản sử dụng điện thoại thông minh. Phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò lớn truyền cảm hứng cho thế hệ Z và thế hệ Millennial đi du lịch. Ảnh: Getty Images |
Trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 8 của công ty du lịch trực tuyến Klook, mạng xã hội là nơi nhiều du khách Gen Z tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tìm thấy cảm hứng đi du lịch, ước tính hơn 1/2 thế hệ này tìm hiểu về các điểm đến và trải nghiệm thông qua các nền tảng như Instagram hay Facebook.
Cuộc khảo sát xem xét khách du lịch ở 12 thị trường châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Tương tự như Gen Z, hầu hết thế hệ Millennials (sinh từ 1981 đến 1996) đều sử dụng mạng xã hội, ít nhất ở một mức độ nào đó, để tìm thông tin liên quan đến du lịch.
Theo một cuộc khảo sát khác do American Express thực hiện vào tháng 2, Instagram là nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất đối với cả thế hệ Z và khách du lịch thế hệ trẻ, trong đó 46% cho biết nội dung của Instagram ảnh hưởng đến quyết định đặt phòng. Facebook là mạng xã hội phổ biến tiếp theo (34%), sau đó là TikTok (29%).
Trong cuộc khảo sát này, chỉ 22% người tham gia Thế hệ X (những người sinh từ giữa đến cuối những năm 1960 và đầu những năm 1980) cho biết họ bị ảnh hưởng bởi Instagram hoặc Facebook. Và chỉ 7% nói rằng TikTok đóng một vai trò nhất định nào đó trong kế hoạch du lịch.
"Đối với thế hệ bùng nổ dân số sinh từ cuối Thế chiến II đến giữa những năm 1960, khi thu thập thông tin liên quan đến du lịch, họ thường sử dụng nhiều phương tiện truyền thống hơn, chẳng hạn như báo in, đại lý du lịch và nói chuyện với mọi người. Và khi đặt vé, khách hàng thường sử dụng các công ty du lịch," Tatyana Tsukanova, cộng tác viên nghiên cứu tại Trường Kinh doanh Khách sạn EHL ở Thụy Sĩ cho biết.
Sự khác biệt về thói quen giữa các thế hệ được hiểu là: khi những người có ảnh hưởng đến du lịch như nhóm Bucketlist Family với 2,9 triệu người theo dõi trên Instagram và 474.000 người theo dõi trên TikTok, đăng một video. Sau đó, video sẽ được tiếp cận tiếp cận, truyền cảm hứng cho nhiều Thế hệ Z và thế hệ Millennial hơn so với những khách du lịch lớn tuổi.
Văn hóa đại chúng khơi dậy nguồn cảm hứng du lịch
Văn hóa đại chúng là nguồn cảm hứng du lịch khác cho thế hệ trẻ. Theo khảo sát của American Express, 70% Gen Z và thế hệ millennials cho biết họ được truyền cảm hứng mạnh mẽ đến thăm một điểm đến nhất định thông qua các chương trình truyền hình, nội dung tin tức hoặc phim ảnh.
"Các địa điểm xuất hiện trong những bộ phim như The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) hay Emily in Paris đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng. Sức lan tỏa từ bộ phim Crazy Rich Asians cũng làm tăng đáng kể sự quan tâm du lịch ở Singapore và Malaysia", bà Lionel Saul, Trợ lý nghiên cứu và là Giảng viên thỉnh giảng tại Trường Kinh doanh Khách sạn EHL cho biết.
Theo khảo sát của Klook, điều đó giải thích tại sao Singapore là một trong ba quốc gia hấp dẫn nhất để ghé thăm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dành cho Thế hệ Z và thế hệ Millennials, đặc biệt là đến từ hai nước Nhật Bản và Thái Lan.
Ngoài việc mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin và truyền cảm hứng thì việc đăng bài trên các nền tảng này cũng là lý do để nhiều người trẻ đi du lịch.
Theo khảo sát của Klook, đối với 87% Gen Z và khách du lịch thế hệ trẻ, việc tạo ra nội dung có giá trị trên mạng xã hội là điều quan trọng nhất khi đi du lịch. Xu hướng này phát triển mạnh nhất ở Ấn Độ, Philippines và Trung Quốc.
"Các điểm đến và nhà cung cấp dịch vụ có phong cảnh đẹp đặc biệt hấp dẫn đối với Thế hệ Z trên Instagram. Các điểm đến có phong cảnh đẹp được đăng tải trên mạng xã hội này rất hấp dẫn đối với Thế hệ Z", ông Tsukanova nhận định.
Trong khi đó, khách du lịch lớn tuổi ít ưu tiên chụp ảnh và điều đó thường dẫn đến những lựa chọn khác nhau về chỗ ở. Theo các chuyên gia Tsukanova và Saul, ưu tiên hàng đầu của những người trên 50 tuổi khi đi du lịch là dành thời gian chất lượng cho những người thân yêu. Họ thường tìm đến các tiện nghi như nhà bếp và máy giặt.
Thay đổi thói quen
Cũng theo nghiên cứu của Klook dựa trên những đăng bài lên mạng xã hội, 85% Gen Z và khách du lịch thế hệ trẻ sẵn sàng đầu tư vào trải nghiệm trong chuyến du lịch. Những địa điểm độc đáo sẽ được chọn ra khi họ bắt đầu kế hoạch du lịch.
Tâm lý này đặc biệt mạnh mẽ đối với du khách đến từ Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc đại lục và Ấn Độ, nhiều người trong số họ thích dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên và tham gia các chuyến tham quan đảo hoặc trải nghiệm văn hóa như tham quan các di tích lịch sử. Các hoạt động thư giãn như mát-xa và tắm suối nước nóng cũng rất phổ biến.
Chuyên gia Tsukanova cũng nhắc đến sở thích của thế hệ trẻ còn bao gồm "du lịch lấy ẩm thực làm trung tâm hay quan tâm đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cộng đồng địa phương và khám phá các cửa hàng nhỏ đích thực.
Theo ông Tsukanova, tính xác thực là khẩu hiệu dành cho Gen Z. Sự phổ biến ngày càng tăng của các homestay - loại hình du lịch mà khách sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa phương, cụ thể là tại các làng du lịch của người Việt và Indonesia, trong đó Indonesia có lượng du khách nước ngoài đến các làng du lịch của nước này tăng 30% đến 50%, theo American Express.
Thêm vào đó, Gen Z sẵn sàng trả nhiều hơn các thế hệ trước để hỗ trợ những thứ quan trọng trong qua trình trải nghiệm.
Theo báo cáo năm 2023 của Diễn đàn Oliver Wyman, khoảng 50% người thuộc Thế hệ Z ở Mỹ và Vương quốc Anh cho biết sẵn sàng trả phí để hỗ trợ một mục đích du lịch mà họ quan tâm, trong khi chỉ 20% người không thuộc Thế hệ Z sẵn sàng làm điều tương tự.
Hay khảo sát của American Express cũng ghi nhận 82% thế hệ Z và khách du lịch thế hệ trẻ nhận thấy những kỳ nghỉ có tác động tối thiểu đến môi trường sẽ hấp dẫn hơn so với 72% thế hệ X và 64% thế hệ trước ( sinh từ năm 1946 đến 1964).
"Có thể họ đã nghĩ những tác động tiêu cực đã gây ra để bắt đầu ý thức thay đổi hành vi của mình [chẳng hạn như di chuyển những quãng đường ngắn hơn], cố gắng tìm kiếm các giải pháp thay thế để đáp ứng các giá trị mới", chuyên gia Saul nói thêm./.