Nhà cổ số 87 Mã Mây (Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) là một trong 14 ngôi nhà cổ đặc trưng ở Hà Nội. Nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19 theo kiểu kiến trúc nhà truyền thống của Việt Nam với chức năng sử dụng để ở và buôn bán.Tổng diện tích căn nhà là 157,6 m2, được xây dựng vuông góc với đường phố. Chiều rộng mặt tiền là 5 mét, chiều rộng mặt hậu là 6 mét. Với kết cấu này, ngôi nhà được xây dựng dựa trên quan điểm nhà cửa, đất đai của người xưa là: Mảnh đất làm ăn nên “nở hậu”, ý nghĩa mang lạ phúc lộc cho hậu vận.Theo đó, kiến trúc ngôi nhà tuân theo cơ cấu không gian nhà truyền thống ở phố cổ Hà Nội. Cụ thể: nhà 1 – sân 1 – nhà 2 – sân 2 – bếp – nhà 3 (vệ sinh, kho)Giữa các lớp nhà được ngăn cách bởi khoảng sân nhỏ để lấy ánh sáng và không khí. Sân là nơi bày cây cảnh, uống trà, ngắm trăng…Nhà lớp ngoài được sử dụng làm cửa hàng để buôn bán. Không làm tường vách mà mở thông ra phố để trưng bày hàng hóa.Tầng 2 của khối nhà 1 là phòng thờ. Người Việt Nam xưa rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên nên thương đặt phòng thờ ở vị trí thống thoáng và trang nghiêm nhất.Tuy đã thay nhiều đời chủ nhưng từ kiến trúc đến nội thất của căn nhà gần như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.Căn nhà tái hiện nguyên vẹn cuộc sống của một gia đình người Hà Nội xưa.Nội thất chủ yếu là gỗ với các chi tiết chạm khắc cầu kỳ.Cách bài trí không gian ngôi nhà dạng hình ống giúp việc lấy ánh sáng và thông gió dễ dàng hơn. Đây là một trong những ưu điểm lớn về bố cục không gian nhà ở truyền thống của Việt Nam nói chung và nhà phố cổ Hà Nội nói riêng.Gia chủ căn nhà này trước năm 1945 là một thương nhân kinh doanh gạo. Sau năm 1945 bán lại nhà cho môt gia đình người hoa ở và bán hàng thuốc Bắc. Sau đó, từ năm 1954 đến 1999 đã có 5 gia đình lần lượt sinh sống tại đây.Căn nhà này được người xưa đánh giá là mảnh đất làm ăn “hái ra tiền” do sở hữu nhiều yếu tố về địa hình, vị trí, kiến trúc về phong thủy thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh.Về sau, căn nhà thuộc sự quản lý của nhà nước. Ban quản lý đã cho cải tạo làm thí điểm bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội. Đây không chỉ là nhà cổ lâu đời mà còn là nhà cổ có lối kiến trúc đặc trưng nhất.Ngày nay, ngôi nhà số 87 Mã Mây trở thành một trong những điểm đến lý tưởng của nhiều du khách quốc tế.
Nhà cổ số 87 Mã Mây (Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) là một trong 14 ngôi nhà cổ đặc trưng ở Hà Nội. Nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19 theo kiểu kiến trúc nhà truyền thống của Việt Nam với chức năng sử dụng để ở và buôn bán.
Tổng diện tích căn nhà là 157,6 m2, được xây dựng vuông góc với đường phố. Chiều rộng mặt tiền là 5 mét, chiều rộng mặt hậu là 6 mét. Với kết cấu này, ngôi nhà được xây dựng dựa trên quan điểm nhà cửa, đất đai của người xưa là: Mảnh đất làm ăn nên “nở hậu”, ý nghĩa mang lạ phúc lộc cho hậu vận.
Theo đó, kiến trúc ngôi nhà tuân theo cơ cấu không gian nhà truyền thống ở phố cổ Hà Nội. Cụ thể: nhà 1 – sân 1 – nhà 2 – sân 2 – bếp – nhà 3 (vệ sinh, kho)
Giữa các lớp nhà được ngăn cách bởi khoảng sân nhỏ để lấy ánh sáng và không khí. Sân là nơi bày cây cảnh, uống trà, ngắm trăng…
Nhà lớp ngoài được sử dụng làm cửa hàng để buôn bán. Không làm tường vách mà mở thông ra phố để trưng bày hàng hóa.
Tầng 2 của khối nhà 1 là phòng thờ. Người Việt Nam xưa rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên nên thương đặt phòng thờ ở vị trí thống thoáng và trang nghiêm nhất.
Tuy đã thay nhiều đời chủ nhưng từ kiến trúc đến nội thất của căn nhà gần như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Căn nhà tái hiện nguyên vẹn cuộc sống của một gia đình người Hà Nội xưa.
Nội thất chủ yếu là gỗ với các chi tiết chạm khắc cầu kỳ.
Cách bài trí không gian ngôi nhà dạng hình ống giúp việc lấy ánh sáng và thông gió dễ dàng hơn. Đây là một trong những ưu điểm lớn về bố cục không gian nhà ở truyền thống của Việt Nam nói chung và nhà phố cổ Hà Nội nói riêng.
Gia chủ căn nhà này trước năm 1945 là một thương nhân kinh doanh gạo. Sau năm 1945 bán lại nhà cho môt gia đình người hoa ở và bán hàng thuốc Bắc. Sau đó, từ năm 1954 đến 1999 đã có 5 gia đình lần lượt sinh sống tại đây.
Căn nhà này được người xưa đánh giá là mảnh đất làm ăn “hái ra tiền” do sở hữu nhiều yếu tố về địa hình, vị trí, kiến trúc về phong thủy thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh.
Về sau, căn nhà thuộc sự quản lý của nhà nước. Ban quản lý đã cho cải tạo làm thí điểm bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội. Đây không chỉ là nhà cổ lâu đời mà còn là nhà cổ có lối kiến trúc đặc trưng nhất.
Ngày nay, ngôi nhà số 87 Mã Mây trở thành một trong những điểm đến lý tưởng của nhiều du khách quốc tế.