Cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, dù chẳng thể phát sáng hay gắn pin điện tử, nhưng những đồ chơi Trung thu truyền thống như mặt nạ giấy bồi vẫn có một sức hấp dẫn, thu hút kỳ lạ và trở thành những món quà yêu thích của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.Dịp giữa tháng 7 âm lịch, làng Ông Hảo - Hưng Yên lại nhộn nhịp với người làm, người mua mặt nạ giấy bồi. Phóng viên đã có dịp tới thăm nhà ông Vũ Huy Đông, chủ một cơ sở sản xuất đồ chơi Trung thu với hơn 40 năm gìn giữ và lưu truyền.Lý giải về tên gọi mặt nạ giấy bồi, ông Đông cho hay, do đồ chơi truyền thống được làm bằng giấy và bồi bằng thủ công nên được người dân nôm na gọi là mặt nạ giấy bồi.Ông Đông cũng cho biết, ngoài việc sản xuất dịp Trung thu gia đình ông cũng đã liên kết với những công ty du lịch để đón những đoàn khách trong và ngoài nước đến nhà để trải nghiệm cảm giác làm mặt nạ giấy bồi truyền thống ra sao.Đặc biệt, ông Đông vui mừng cho biết những bạn trẻ trong nước không thờ ơ với đồ chơi truyền thống. Mỗi tháng, ngoài các du khách nước ngoài thì có nhiều đoàn học sinh, sinh viên, các bạn trẻ tìm đến nhà để trải nghiệm tận tay những chiếc mặt nạ.Các bạn trẻ khi đến với làng nghề làm mặt nạ giấy bồi, họ sẽ được tận tay hoàn thiện từ khâu bồi thô, sơn vẽ và hoàn thiện đóng gói. Mặt nạ được tạo hình bằng cách bồi giấy bìa, giấy trắng lên khuôn xi măng đúc sẵn, sử dụng hồ bột sắn để kết dính các lớp giấy...Sau khi phơi khô, mặt nạ giấy trắng được chính tay các bạn trẻ sơn, vẽ tay, thổi hồn trở thành những hình thù ngộ nghĩnh.Chia sẻ với PV, bạn Thu Hoài (23 tuổi, Hà Nội) - người trải nghiệm các bước để tạo ra một chiếc mặt nạ giấy bồi chia sẻ: "Tự tay hoàn thiện một sản phẩm nhìn thì vô cùng đơn giản nhưng trải qua các bước, em mới thấy rằng khá phức tạp và tỷ mỉ. Em khá thích thú với trải nghiệm này và mong rằng nhiều bạn trẻ không quay lưng với đồ chơi truyền thống và gìn giữ những gì của dân tộc".Bên cạnh đó, ông Đông cũng có lời gửi gắm tới các bạn trẻ: "Các bạn hãy dùng đồ chơi Việt Nam, không bạo lực, không độc hại, rẻ tiền và bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc".
Cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, dù chẳng thể phát sáng hay gắn pin điện tử, nhưng những đồ chơi Trung thu truyền thống như mặt nạ giấy bồi vẫn có một sức hấp dẫn, thu hút kỳ lạ và trở thành những món quà yêu thích của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.
Dịp giữa tháng 7 âm lịch, làng Ông Hảo - Hưng Yên lại nhộn nhịp với người làm, người mua mặt nạ giấy bồi. Phóng viên đã có dịp tới thăm nhà ông Vũ Huy Đông, chủ một cơ sở sản xuất đồ chơi Trung thu với hơn 40 năm gìn giữ và lưu truyền.
Lý giải về tên gọi mặt nạ giấy bồi, ông Đông cho hay, do đồ chơi truyền thống được làm bằng giấy và bồi bằng thủ công nên được người dân nôm na gọi là mặt nạ giấy bồi.
Ông Đông cũng cho biết, ngoài việc sản xuất dịp Trung thu gia đình ông cũng đã liên kết với những công ty du lịch để đón những đoàn khách trong và ngoài nước đến nhà để trải nghiệm cảm giác làm mặt nạ giấy bồi truyền thống ra sao.
Đặc biệt, ông Đông vui mừng cho biết những bạn trẻ trong nước không thờ ơ với đồ chơi truyền thống. Mỗi tháng, ngoài các du khách nước ngoài thì có nhiều đoàn học sinh, sinh viên, các bạn trẻ tìm đến nhà để trải nghiệm tận tay những chiếc mặt nạ.
Các bạn trẻ khi đến với làng nghề làm mặt nạ giấy bồi, họ sẽ được tận tay hoàn thiện từ khâu bồi thô, sơn vẽ và hoàn thiện đóng gói. Mặt nạ được tạo hình bằng cách bồi giấy bìa, giấy trắng lên khuôn xi măng đúc sẵn, sử dụng hồ bột sắn để kết dính các lớp giấy...
Sau khi phơi khô, mặt nạ giấy trắng được chính tay các bạn trẻ sơn, vẽ tay, thổi hồn trở thành những hình thù ngộ nghĩnh.
Chia sẻ với PV, bạn Thu Hoài (23 tuổi, Hà Nội) - người trải nghiệm các bước để tạo ra một chiếc mặt nạ giấy bồi chia sẻ: "Tự tay hoàn thiện một sản phẩm nhìn thì vô cùng đơn giản nhưng trải qua các bước, em mới thấy rằng khá phức tạp và tỷ mỉ. Em khá thích thú với trải nghiệm này và mong rằng nhiều bạn trẻ không quay lưng với đồ chơi truyền thống và gìn giữ những gì của dân tộc".
Bên cạnh đó, ông Đông cũng có lời gửi gắm tới các bạn trẻ: "Các bạn hãy dùng đồ chơi Việt Nam, không bạo lực, không độc hại, rẻ tiền và bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc".