Ông Nguyễn Quang Tuấn, 73 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được mệnh danh là "Cổ động viên số 1 Việt Nam" hay "Tuấn Trâu Vàng". Trong 20 năm qua, người đàn ông này chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào và điều đặc biệt hơn, mỗi kì đại hội thể thao Đông Nam Á, ông đều có những chiếc mũ mang hình linh vật cực đẹp.Kỳ SEA Games 31 này ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, ông Tuấn Trâu Vàng cho ra mắt chiếc mũ Sao La cực chất.Kể về cuộc đời mình, ông Tuấn cho biết mình mê bóng đá từ nhỏ. Ngày còn là quân nhân, ông từng là cầu thủ bóng đá nghiệp dư. Về hưu năm 1989, ông quyết định dành trọn đam mê cho bộ môn túc cầu.Thập niên 1990, người ta đến các sân vận động cổ vũ cuồng nhiệt, nhưng chưa bao giờ có một "nhạc trưởng". Khán đài khi ấy không nhiều màu sắc. Nghĩ phải làm điều gì ấn tượng và độc đáo thể hiện tình yêu bóng đá, tại giải Tiger Cup 1998, trong trận Việt Nam gặp Thái Lan, ông Tuấn nhờ họa sĩ - nghệ sĩ nhân dân Phạm Viết Song họa mặt.Đến SEA Games 2003 tại Việt Nam với biểu tượng trâu vàng, trước đó một tháng, ông Tuấn đến làng nghề, đặt làm một đầu trâu rước lễ. Tuy nhiên, cách khai mạc 3 ngày, các nghệ nhân vẫn chưa hoàn thành, ông chuyển hướng làm mũ sừng trâu bằng cốt tre, mây cho kịp tiến độ.Nhớ lại SEA Games 2003,ông Tuấn bồi hồi kể lại rằng hôm đó mình vẽ mặt, đeo cặp sừng trâu nặng gần 4kg, mặc trang phục tự thiết kế, trên cổ đeo trống, tự tin bước vào sân vận động Mỹ Đình trước ánh mắt trầm trồ của các cổ động viên khác.Ông Tuấn cho biết thêm, bản thân mình đã theo chân các đội tuyển Việt Nam qua không biết bao kỳ đại hội SEA Games, AFF Cup, World Cup,… đi gần hết sân vận động khắp cả nước để cổ vũ.Từ 2003, mỗi kỳ SEA Games, ông Tuấn đều đặt may 2 bộ quần áo và mũ linh vật.20 năm qua, "cổ động viên số 1 Việt Nam" đã làm được 9 mũ linh vật SEA Games, như đại bàng Gilas (2005), mèo Can (2007), voi Champa và Champi (2009), rồng Komodo (2011), cú mèo (2013), sư tử biển Nila (2015), hổ Rimau (2017), quả bóng xốp Pami (2019) và năm nay là cặp sao la.Năm 2020, loài sao la – "kỳ lân Châu Á" được chọn là linh vật của SEA Games 2021 tại Việt Nam. Ông Tuấn lên ý tưởng về cặp mũ sao la, nhưng gián đoạn do sức khỏe yếu, phải nằm viện điều trị 15 ngày. Để kịp tiến độ, ông nhờ người quen dựng trước khung và cắt gọn mũ.Xuất viện, ông dành 5 ngày liên tiếp để làm mũ sao la. Cũng như những chiếc mũ trước, mũ sao la trải qua 5 bước, gồm nghiên cứu hình dáng linh vật; tạo khung bằng nan tre, xốp, lồng bàn, đồ dùng bằng nhựa sẵn có; bồi nhiều lớp giấy xi măng cho cứng hoặc gọt xốp đắp lên khung; tô màu, phủ nhũ; hoàn thiện."20 năm qua, tôi chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào", ông xúc động. Để chi trả cho "sự nghiệp" cổ động viên, phần lương hưu hàng tháng ông đều dành trọn để làm mũ linh vật, hay tài trợ cho những chuyến đi nước ngoài cổ vũ đội tuyển. Năm 2011, SEA Games 26 được tổ chức tại Indonesia, ông Tuấn bỏ ra "8 tháng lương hưu", tương đương 32 triệu đồng. Đây là chuyến đi tốn kém nhất từ trước đến nay.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, 73 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được mệnh danh là "Cổ động viên số 1 Việt Nam" hay "Tuấn Trâu Vàng". Trong 20 năm qua, người đàn ông này chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào và điều đặc biệt hơn, mỗi kì đại hội thể thao Đông Nam Á, ông đều có những chiếc mũ mang hình linh vật cực đẹp.
Kỳ SEA Games 31 này ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, ông Tuấn Trâu Vàng cho ra mắt chiếc mũ Sao La cực chất.
Kể về cuộc đời mình, ông Tuấn cho biết mình mê bóng đá từ nhỏ. Ngày còn là quân nhân, ông từng là cầu thủ bóng đá nghiệp dư. Về hưu năm 1989, ông quyết định dành trọn đam mê cho bộ môn túc cầu.
Thập niên 1990, người ta đến các sân vận động cổ vũ cuồng nhiệt, nhưng chưa bao giờ có một "nhạc trưởng". Khán đài khi ấy không nhiều màu sắc. Nghĩ phải làm điều gì ấn tượng và độc đáo thể hiện tình yêu bóng đá, tại giải Tiger Cup 1998, trong trận Việt Nam gặp Thái Lan, ông Tuấn nhờ họa sĩ - nghệ sĩ nhân dân Phạm Viết Song họa mặt.
Đến SEA Games 2003 tại Việt Nam với biểu tượng trâu vàng, trước đó một tháng, ông Tuấn đến làng nghề, đặt làm một đầu trâu rước lễ. Tuy nhiên, cách khai mạc 3 ngày, các nghệ nhân vẫn chưa hoàn thành, ông chuyển hướng làm mũ sừng trâu bằng cốt tre, mây cho kịp tiến độ.
Nhớ lại SEA Games 2003,ông Tuấn bồi hồi kể lại rằng hôm đó mình vẽ mặt, đeo cặp sừng trâu nặng gần 4kg, mặc trang phục tự thiết kế, trên cổ đeo trống, tự tin bước vào sân vận động Mỹ Đình trước ánh mắt trầm trồ của các cổ động viên khác.
Ông Tuấn cho biết thêm, bản thân mình đã theo chân các đội tuyển Việt Nam qua không biết bao kỳ đại hội SEA Games, AFF Cup, World Cup,… đi gần hết sân vận động khắp cả nước để cổ vũ.
Từ 2003, mỗi kỳ SEA Games, ông Tuấn đều đặt may 2 bộ quần áo và mũ linh vật.
20 năm qua, "cổ động viên số 1 Việt Nam" đã làm được 9 mũ linh vật SEA Games, như đại bàng Gilas (2005), mèo Can (2007), voi Champa và Champi (2009), rồng Komodo (2011), cú mèo (2013), sư tử biển Nila (2015), hổ Rimau (2017), quả bóng xốp Pami (2019) và năm nay là cặp sao la.
Năm 2020, loài sao la – "kỳ lân Châu Á" được chọn là linh vật của SEA Games 2021 tại Việt Nam. Ông Tuấn lên ý tưởng về cặp mũ sao la, nhưng gián đoạn do sức khỏe yếu, phải nằm viện điều trị 15 ngày. Để kịp tiến độ, ông nhờ người quen dựng trước khung và cắt gọn mũ.
Xuất viện, ông dành 5 ngày liên tiếp để làm mũ sao la. Cũng như những chiếc mũ trước, mũ sao la trải qua 5 bước, gồm nghiên cứu hình dáng linh vật; tạo khung bằng nan tre, xốp, lồng bàn, đồ dùng bằng nhựa sẵn có; bồi nhiều lớp giấy xi măng cho cứng hoặc gọt xốp đắp lên khung; tô màu, phủ nhũ; hoàn thiện.
"20 năm qua, tôi chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào", ông xúc động. Để chi trả cho "sự nghiệp" cổ động viên, phần lương hưu hàng tháng ông đều dành trọn để làm mũ linh vật, hay tài trợ cho những chuyến đi nước ngoài cổ vũ đội tuyển. Năm 2011, SEA Games 26 được tổ chức tại Indonesia, ông Tuấn bỏ ra "8 tháng lương hưu", tương đương 32 triệu đồng. Đây là chuyến đi tốn kém nhất từ trước đến nay.