Theo anh chàng chia sẻ, hai hòn đảo chính tại đây là đảo Macau và đảo Taipa đều mang những đặc sắc riêng, hòa trộn hoàn hảo giữa phong vị Trung Hoa cổ truyền và hơi thở âu hóa của Bồ Đào Nha.Bức tường còn sót lại của một nhà thờ đã sụp đổ - biểu tượng quen thuộc của xứ sở casino. Nhà Đức Mẹ:
Là quần thể văn hóa nổi tiếng tại khu Nhân Từ Đường, Nhà Đức Mẹ thường xuyên tổ chức triển lãm tranh vẽ, ảnh nghệ thuật để quảng bá văn hóa bản địa với du khách nước ngoài khi đi du lịch Macau.Chàng trai 9x người Việt bật mí, đây là nơi anh yêu thích nhất ở Macau, bởi vì mỗi buổi chiều cuối tuần, anh chàng có thể nhẩn nha dạo bộ ở đây, ghé xem hội chợ nho nhỏ, lắng nghe các ban nhạc đường phố chơi nhạc và vô tư hát theo những bài hát tiếng Quảng Đông kinh điển.Nhà Đức Mẹ nhỏ xinh sơn tường vàng cổ kính cũng là một địa điểm pose ảnh “so deep” lý tưởng cho những tín đồ mê chụp hình. Phố cổ:
Các fan ruột của truyền hình TVB chắc hẳn đều biết đến phim “Đường về hạnh phúc” do Xa Thi Mạn và Trương Trí Lâm đóng chính kinh điển một thời. Thực ra, bộ phim này vốn có tên gốc là “Ánh trăng đường 5/10”, với bối cảnh chính đặt tại con đường nổi tiếng nhất nhì của Macau. Vài ba ký ức xưa cũ trên đường 5/10:
Được mệnh danh là “phố cổ hoài niệm” của người Macau, đường 5/10 gìn giữ trọn vẹn hơi thở Trung Hoa với ngõ phố nhỏ xinh, dãy nhà thấp tầng vẹn nguyên kiến trúc xưa cũ hay nhiều cửa hàng cửa hiệu được bài trí theo kiểu cổ điển. Phúc Long cũng là một bối cảnh khác của phim TVB, nơi gắn liền với quán trọ cùng tên của Điền Nhụy Ni trong phim “Cự luân”.Tiệm bánh Cự Ký – nguyên mẫu của chuỗi cửa tiệm La Tín Ký trong phim “Cự luân”.Ghé chơi những con phố cổ Macau, kiếm lấy chiếc xe đạp con con chạy dọc các ngõ hẻm mà tưởng như đang lạc vào câu chuyện trong những cuốn phim ngày cũ.Hoặc là thảnh thơi tản bộ dọc con phố, xà vào sạp hàng ven đường ngắm mấy món đồ chơi thủ công ngày xưa, ghé tiệm ăn dân dã thưởng thức hương vị cổ truyền bản địa cũng là những ý tưởng rất đáng để trải nghiệm. Người ở đây đông cứ đông, mà không khí thì bình phàm giản dị. Từng ngõ phố, cửa hàng bất giác khơi gợi nỗi niềm hoài cổ khó gọi tên. Hồ Tây Loan:
Nằm dưới chân cầu Tây Loan, hồ Tây Loan bé xíu mà nên thơ lãng mạn, được xem là điểm hẹn lý tưởng dành cho tất cả mọi người. Người lớn tuổi thư giãn đi dạo, con nít chạy nhảy vui chơi, các nhóm bạn trẻ tụ tập bia bọt đàn hát, trong khi các cặp đôi thì tay trong tay tình tứ. Nhịp sống cứ nhẹ nhàng trôi qua như vậy, bất kể là khi sáng sớm, lúc chiều tà hay đã quá nửa đêm. Anh bạn người Việt kể là, hầu như ngày nào tan ca, anh ta cũng tới hồ Tây Loan hóng gió, lúc thì chạy bộ, khi thì đạp xe. Mỗi độ tháng 6 về, cả con đường đỏ rực phượng vĩ và tím rịm bằng lăng, làm chàng ta lại ngẩn ngơ nhung nhớ cái nắng hè của Hà Nội. Nhà cổ Trịnh gia:
Nhà cổ Trịnh gia được xây dựng năm 1881, đây vốn là ngôi nhà của gia đình nhà tư tưởng nổi tiếng Trịnh Gia Ứng. Sau này, khi con cái họ Trịnh tứ tán, ngôi nhà gần như bị bỏ hoang, may mắn là kiến trúc và đồ đạc bên trong đều còn nguyên vẹn, nên trở thành một di sản văn hóa giữa thành phố Macau hào nhoáng. Ngôi nhà cổ nằm sâu bên trong khu dân cư, nối với đường phố bởi ngoằn ngoèo những ngóc ngách, lại có hoa viên theo kiểu thế kỷ 19, cảm giác vừa hoàng tộc, vừa cũ kỹ, vừa bí ẩn, cực kỳ thích thú. Tây Vọng Dương và Đông Vọng Dương:
Đúng như tên gọi của mình, hai ngọn núi Đông Vọng Dương và Tây Vọng Dương ban tặng cho con người Macau những cảnh quan đẹp tuyệt vời khi nhìn về hai phía đông và tây của thành phố. “Lãng mạn thôi rồi nhé!”, chàng trai người Việt thích thú chia sẻ khi nói về hai nơi này. Theo chia sẻ của anh bạn, trong khi Đông Vọng Dương có ngọn hải đăng nổi tiếng, thì Tây Vọng Dương lại sở hữu giáo đường đẹp nhất của Macau. Ngôi nhà thờ có lối kiến trúc mang đậm hơi hướng châu Âu cổ điển, vị thế thì quá đẹp. Từ đây người ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn một góc lớn của thành phố - nơi có ba cây cầu lớn nhất tại đây cùng với tháp Macao nổi tiếng.Nhiều người vẫn hay nghĩ về Macao như một xứ sở sang chảnh và chẳng có gì nhiều ngoài… casino. Trên thực tế là, “anh bạn” láng giềng sát vách của Hong Kong cũng ẩn giấu nhiều vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại rất đáng một lần trải nghiệm.
Theo anh chàng chia sẻ, hai hòn đảo chính tại đây là đảo Macau và đảo Taipa đều mang những đặc sắc riêng, hòa trộn hoàn hảo giữa phong vị Trung Hoa cổ truyền và hơi thở âu hóa của Bồ Đào Nha.
Bức tường còn sót lại của một nhà thờ đã sụp đổ - biểu tượng quen thuộc của xứ sở casino.
Nhà Đức Mẹ:
Là quần thể văn hóa nổi tiếng tại khu Nhân Từ Đường, Nhà Đức Mẹ thường xuyên tổ chức triển lãm tranh vẽ, ảnh nghệ thuật để quảng bá văn hóa bản địa với du khách nước ngoài khi đi du lịch Macau.
Chàng trai 9x người Việt bật mí, đây là nơi anh yêu thích nhất ở Macau, bởi vì mỗi buổi chiều cuối tuần, anh chàng có thể nhẩn nha dạo bộ ở đây, ghé xem hội chợ nho nhỏ, lắng nghe các ban nhạc đường phố chơi nhạc và vô tư hát theo những bài hát tiếng Quảng Đông kinh điển.
Nhà Đức Mẹ nhỏ xinh sơn tường vàng cổ kính cũng là một địa điểm pose ảnh “so deep” lý tưởng cho những tín đồ mê chụp hình.
Phố cổ:
Các fan ruột của truyền hình TVB chắc hẳn đều biết đến phim “Đường về hạnh phúc” do Xa Thi Mạn và Trương Trí Lâm đóng chính kinh điển một thời. Thực ra, bộ phim này vốn có tên gốc là “Ánh trăng đường 5/10”, với bối cảnh chính đặt tại con đường nổi tiếng nhất nhì của Macau.
Vài ba ký ức xưa cũ trên đường 5/10:
Được mệnh danh là “phố cổ hoài niệm” của người Macau, đường 5/10 gìn giữ trọn vẹn hơi thở Trung Hoa với ngõ phố nhỏ xinh, dãy nhà thấp tầng vẹn nguyên kiến trúc xưa cũ hay nhiều cửa hàng cửa hiệu được bài trí theo kiểu cổ điển. Phúc Long cũng là một bối cảnh khác của phim TVB, nơi gắn liền với quán trọ cùng tên của Điền Nhụy Ni trong phim “Cự luân”.
Tiệm bánh Cự Ký – nguyên mẫu của chuỗi cửa tiệm La Tín Ký trong phim “Cự luân”.
Ghé chơi những con phố cổ Macau, kiếm lấy chiếc xe đạp con con chạy dọc các ngõ hẻm mà tưởng như đang lạc vào câu chuyện trong những cuốn phim ngày cũ.
Hoặc là thảnh thơi tản bộ dọc con phố, xà vào sạp hàng ven đường ngắm mấy món đồ chơi thủ công ngày xưa, ghé tiệm ăn dân dã thưởng thức hương vị cổ truyền bản địa cũng là những ý tưởng rất đáng để trải nghiệm. Người ở đây đông cứ đông, mà không khí thì bình phàm giản dị. Từng ngõ phố, cửa hàng bất giác khơi gợi nỗi niềm hoài cổ khó gọi tên.
Hồ Tây Loan:
Nằm dưới chân cầu Tây Loan, hồ Tây Loan bé xíu mà nên thơ lãng mạn, được xem là điểm hẹn lý tưởng dành cho tất cả mọi người. Người lớn tuổi thư giãn đi dạo, con nít chạy nhảy vui chơi, các nhóm bạn trẻ tụ tập bia bọt đàn hát, trong khi các cặp đôi thì tay trong tay tình tứ. Nhịp sống cứ nhẹ nhàng trôi qua như vậy, bất kể là khi sáng sớm, lúc chiều tà hay đã quá nửa đêm. Anh bạn người Việt kể là, hầu như ngày nào tan ca, anh ta cũng tới hồ Tây Loan hóng gió, lúc thì chạy bộ, khi thì đạp xe. Mỗi độ tháng 6 về, cả con đường đỏ rực phượng vĩ và tím rịm bằng lăng, làm chàng ta lại ngẩn ngơ nhung nhớ cái nắng hè của Hà Nội.
Nhà cổ Trịnh gia:
Nhà cổ Trịnh gia được xây dựng năm 1881, đây vốn là ngôi nhà của gia đình nhà tư tưởng nổi tiếng Trịnh Gia Ứng. Sau này, khi con cái họ Trịnh tứ tán, ngôi nhà gần như bị bỏ hoang, may mắn là kiến trúc và đồ đạc bên trong đều còn nguyên vẹn, nên trở thành một di sản văn hóa giữa thành phố Macau hào nhoáng. Ngôi nhà cổ nằm sâu bên trong khu dân cư, nối với đường phố bởi ngoằn ngoèo những ngóc ngách, lại có hoa viên theo kiểu thế kỷ 19, cảm giác vừa hoàng tộc, vừa cũ kỹ, vừa bí ẩn, cực kỳ thích thú.
Tây Vọng Dương và Đông Vọng Dương:
Đúng như tên gọi của mình, hai ngọn núi Đông Vọng Dương và Tây Vọng Dương ban tặng cho con người Macau những cảnh quan đẹp tuyệt vời khi nhìn về hai phía đông và tây của thành phố. “Lãng mạn thôi rồi nhé!”, chàng trai người Việt thích thú chia sẻ khi nói về hai nơi này. Theo chia sẻ của anh bạn, trong khi Đông Vọng Dương có ngọn hải đăng nổi tiếng, thì Tây Vọng Dương lại sở hữu giáo đường đẹp nhất của Macau. Ngôi nhà thờ có lối kiến trúc mang đậm hơi hướng châu Âu cổ điển, vị thế thì quá đẹp. Từ đây người ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn một góc lớn của thành phố - nơi có ba cây cầu lớn nhất tại đây cùng với tháp Macao nổi tiếng.
Nhiều người vẫn hay nghĩ về Macao như một xứ sở sang chảnh và chẳng có gì nhiều ngoài… casino. Trên thực tế là, “anh bạn” láng giềng sát vách của Hong Kong cũng ẩn giấu nhiều vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại rất đáng một lần trải nghiệm.