Bên cạnh những món đồ chơi hiện đại, đồ chơi truyền thống của Tết Trung thu xưa vẫn còn tồn tại, giữ được những nét đáng yêu riêng và gợi nhớ cho nhiều thế hệ mỗi dịp tháng Tám về.Ngoài đèn ông sao là món đồ chơi Trung thu quá đỗi quen thuộc đối với tuổi thơ mỗi người thì tò he cũng là đồ chơi truyền thống được các bạn nhỏ thích thú.Trống bỏi làng Báo Đáp là đồ chơi truyền thống góp mặt trong bữa tiệc vui đêm trăng của thiếu nhi ngày xưa. Khi quay, trống bỏi tạo ra tiếng “tạch tạch” đanh gọn, vui tai.Mặt nạ giấy bồi với các khuôn hình quen thuộc như ông Địa, chú Tễu, Chí Phèo, Thị Nở… cũng vẫn được yêu thích.Đèn kéo quân hay còn gọi là đèn cù, thường xuất hiện vào dịp Trung thu. Khi đốt nến, ánh lửa sẽ làm nóng không khí khiến đèn quay tròn và những hình ảnh thiết kế bên trong hiện ra như rối bóng.Đầu sư tử là ước mơ nhỏ các em bé mỗi dịp rằm tháng tám. Hồi bé, mỗi khi được nhìn thấy múa sư tử chắc hẳn chúng ta ai cũng thích thú.Trống ếch là một trong những món đồ chơi phát ra tiếng kêu "cắc, tùng" đặc trưng trong dịp Trung thu.Chiếc mặt nạ Tôn Ngộ Không này ắt hẳn đứa con trai nào cũng có mỗi dịp Trung Thu đến.Chiếc đèn lồng Trung Thu hiện đại hơn 1 xíu của thế hệ 9x thời đó.Đi liền với mặt nạ là gậy như ý phát ra nhạc và ánh sáng lấp lánh mà cậu con trai này cũng được sở hữu vào dịp Trung Thu.Một món đồ chơi Trung Thu "đốn hạ" trái tim các bé gái cách đây 15 - 20 năm là chiếc vương miện này.Cách đây khoảng 20 năm, khi "Hoàn Châu Cách Cách" gây sốt màn ảnh, những chiếc mũ đậm phong cách Mông Cổ của công chúa Hàm Hương chính là mơ ước của hầu hết các bé gái mỗi dịp Trung Thu đến.Chiếc mũ Cách Cách mà Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vi đã đội thực chất là một vật trang trí của Trung Hoa nhưng lại được nhiều cô bé Việt Nam 8x, 9x yêu thích.Lồng đèn, đèn cù làm từ vỏ lon bia hay ống bơ từng được trẻ con vô cùng yêu thích.Đèn cù cũng là một trong những món đồ chơi Trung Thu truyền thống có mặt trong thời thơ ấu của nhiều thế hệ người Việt Nam. Ảnh: Tổng hợp
Bên cạnh những món đồ chơi hiện đại, đồ chơi truyền thống của Tết Trung thu xưa vẫn còn tồn tại, giữ được những nét đáng yêu riêng và gợi nhớ cho nhiều thế hệ mỗi dịp tháng Tám về.
Ngoài đèn ông sao là món đồ chơi Trung thu quá đỗi quen thuộc đối với tuổi thơ mỗi người thì tò he cũng là đồ chơi truyền thống được các bạn nhỏ thích thú.
Trống bỏi làng Báo Đáp là đồ chơi truyền thống góp mặt trong bữa tiệc vui đêm trăng của thiếu nhi ngày xưa. Khi quay, trống bỏi tạo ra tiếng “tạch tạch” đanh gọn, vui tai.
Mặt nạ giấy bồi với các khuôn hình quen thuộc như ông Địa, chú Tễu, Chí Phèo, Thị Nở… cũng vẫn được yêu thích.
Đèn kéo quân hay còn gọi là đèn cù, thường xuất hiện vào dịp Trung thu. Khi đốt nến, ánh lửa sẽ làm nóng không khí khiến đèn quay tròn và những hình ảnh thiết kế bên trong hiện ra như rối bóng.
Đầu sư tử là ước mơ nhỏ các em bé mỗi dịp rằm tháng tám. Hồi bé, mỗi khi được nhìn thấy múa sư tử chắc hẳn chúng ta ai cũng thích thú.
Trống ếch là một trong những món đồ chơi phát ra tiếng kêu "cắc, tùng" đặc trưng trong dịp Trung thu.
Chiếc mặt nạ Tôn Ngộ Không này ắt hẳn đứa con trai nào cũng có mỗi dịp Trung Thu đến.
Chiếc đèn lồng Trung Thu hiện đại hơn 1 xíu của thế hệ 9x thời đó.
Đi liền với mặt nạ là gậy như ý phát ra nhạc và ánh sáng lấp lánh mà cậu con trai này cũng được sở hữu vào dịp Trung Thu.
Một món đồ chơi Trung Thu "đốn hạ" trái tim các bé gái cách đây 15 - 20 năm là chiếc vương miện này.
Cách đây khoảng 20 năm, khi "Hoàn Châu Cách Cách" gây sốt màn ảnh, những chiếc mũ đậm phong cách Mông Cổ của công chúa Hàm Hương chính là mơ ước của hầu hết các bé gái mỗi dịp Trung Thu đến.
Chiếc mũ Cách Cách mà Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vi đã đội thực chất là một vật trang trí của Trung Hoa nhưng lại được nhiều cô bé Việt Nam 8x, 9x yêu thích.
Lồng đèn, đèn cù làm từ vỏ lon bia hay ống bơ từng được trẻ con vô cùng yêu thích.
Đèn cù cũng là một trong những món đồ chơi Trung Thu truyền thống có mặt trong thời thơ ấu của nhiều thế hệ người Việt Nam. Ảnh: Tổng hợp