Tách biệt với những ngôi nhà khang trang hiện đại, làng cổ Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng của một ngôi làng ở Bắc Bộ với những công trình kiến trúc cổ được xây dựng bằng đá ong và cột gỗ lim...Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 40km. Là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên ngôi làng còn được gọi là “đất hai vua.” ...như đình làng Mông Phụ đến này đã hơn 300 năm tuổi và vẫn giữ nguyên được những nét kiến trúc thủa ban đầu.Tại Đường Lâm, có đến hơn 950 ngôi nhà cổ, nằm bình yên bên những cây đa, giếng nước......tất cả tạo nên tổng thể trầm cổ, bạc màu phong sương.Không chỉ ở bên ngoài, mà phía trong từng công trình kiến trúc tại làng, vẫn đều giữ được rất nhiều những vật dụng truyền thống.Từng chiếc chum, chiếc mõ, gáo nước...đều mang trong mình những câu chuyện về thời gian, về con người, về lịch sử.Hệ thống đường ở làng cổ được thiết kế theo hình xương cá, tạo nên tổng thể không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một ngôi làng thuần nông với nền văn minh lúa nước.Dưới những mái nhà, người dân vẫn giữ nhiều nếp sinh hoạt xưa, làm các món ăn dân dã quen thuộc với những người con được sinh ra từ làng.Trước mọi sự chảy trôi của cuộc đời, dường như thời gian đã dừng lại trước cánh cổng làng cổ Đường Lâm, để nơi đây mãi có thể lưu giữ trọn vẹn những hoài niệm xưa cũ ấm lành.
Tách biệt với những ngôi nhà khang trang hiện đại, làng cổ Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng của một ngôi làng ở Bắc Bộ với những công trình kiến trúc cổ được xây dựng bằng đá ong và cột gỗ lim...
Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 40km. Là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên ngôi làng còn được gọi là “đất hai vua.” ...như đình làng Mông Phụ đến này đã hơn 300 năm tuổi và vẫn giữ nguyên được những nét kiến trúc thủa ban đầu.
Tại Đường Lâm, có đến hơn 950 ngôi nhà cổ, nằm bình yên bên những cây đa, giếng nước...
...tất cả tạo nên tổng thể trầm cổ, bạc màu phong sương.
Không chỉ ở bên ngoài, mà phía trong từng công trình kiến trúc tại làng, vẫn đều giữ được rất nhiều những vật dụng truyền thống.
Từng chiếc chum, chiếc mõ, gáo nước...đều mang trong mình những câu chuyện về thời gian, về con người, về lịch sử.
Hệ thống đường ở làng cổ được thiết kế theo hình xương cá, tạo nên tổng thể không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một ngôi làng thuần nông với nền văn minh lúa nước.
Dưới những mái nhà, người dân vẫn giữ nhiều nếp sinh hoạt xưa, làm các món ăn dân dã quen thuộc với những người con được sinh ra từ làng.
Trước mọi sự chảy trôi của cuộc đời, dường như thời gian đã dừng lại trước cánh cổng làng cổ Đường Lâm, để nơi đây mãi có thể lưu giữ trọn vẹn những hoài niệm xưa cũ ấm lành.