Con sông Nho Quế (Hà Giang) thời gian gần đây bỗng ngập tràn bóng dáng của những bộ cổ phục từ... các vùng lãnh thổ khác. Diện trang phục Tây Tạng, Mông Cổ trở thành trào lưu với một bộ phận giới trẻ khi tới các điểm du lịch trong nước.Các bạn trẻ diện những trang phục có gam màu sặc sỡ của các nước khác, tự nhiên khoe dáng, sống ảo ở danh lam thắng cảnh Việt Nam.Hoa hậu Thùy Tiên cũng từng đăng tải những tấm ảnh bên sông Nho Quế trong trang phục nước khác. Sau khi nhận được phản hồi dưới bình luận về việc như thế là không nên, Thùy Tiên đã rút kinh nghiệm: "Lần đầu đi Hà Giang nên Tiên đã không chú ý tới vấn đề đó. Tiên sẽ lưu ý trong những lần sau"Việc mặc trang phục nước khác khiến rất nhiều du khách đến với Hà Giang đã băn khoăn vì sao địa điểm du lịch Việt Nam mà lại toàn trang phục nước ngoài.Nhiều người dân địa phương, tiểu thương nhập trang phục nước ngoài về kinh doanh, đơn thuần nghĩ để 'câu khách', tăng giá trị vật chất.Tại Sa Pa, Mộc Châu hay Hà Giang, những cửa hàng cho thuê trang phục nước ngoài mọc lên ngày càng nhiều. Mức giá cho thuê dao động từ 150.000 tới 400.000 đồng/bộ, tuỳ theo nhu cầu của du khách. Dịch vụ trang điểm, làm tóc giống những phụ nữ Mông Cổ, Tây Tạng cũng xuất hiện.Một gian hàng cho thuê những trang phục ngoại lai.Với quan điểm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều bạn trẻ đã từ chối khoác lên mình những bộ đồ ngoại lai, mà diện trang phục dân tộc Việt.Không ít người cho rằng, vùng Tây Bắc nước ta có nhiều đồng bào dân tộc như Mông, Tày, Dao, Mường... với nét văn hóa rất độc đáo và đậm đà bản sắc riêng. Đăc biệt trang phục cũng đẹp không thua kém gì những trang phục truyền thống nước khác.Chàng trai trong trang phục truyền thống dân tộc Mông.Trang phục dân tộc Dao, Mông, Lô Lô của tỉnh Hà Giang được giới thiệu tại Tokyo, Nhật Bản.
Con sông Nho Quế (Hà Giang) thời gian gần đây bỗng ngập tràn bóng dáng của những bộ cổ phục từ... các vùng lãnh thổ khác. Diện trang phục Tây Tạng, Mông Cổ trở thành trào lưu với một bộ phận giới trẻ khi tới các điểm du lịch trong nước.
Các bạn trẻ diện những trang phục có gam màu sặc sỡ của các nước khác, tự nhiên khoe dáng, sống ảo ở danh lam thắng cảnh Việt Nam.
Hoa hậu Thùy Tiên cũng từng đăng tải những tấm ảnh bên sông Nho Quế trong trang phục nước khác. Sau khi nhận được phản hồi dưới bình luận về việc như thế là không nên, Thùy Tiên đã rút kinh nghiệm: "Lần đầu đi Hà Giang nên Tiên đã không chú ý tới vấn đề đó. Tiên sẽ lưu ý trong những lần sau"
Việc mặc trang phục nước khác khiến rất nhiều du khách đến với Hà Giang đã băn khoăn vì sao địa điểm du lịch Việt Nam mà lại toàn trang phục nước ngoài.
Nhiều người dân địa phương, tiểu thương nhập trang phục nước ngoài về kinh doanh, đơn thuần nghĩ để 'câu khách', tăng giá trị vật chất.
Tại Sa Pa, Mộc Châu hay Hà Giang, những cửa hàng cho thuê trang phục nước ngoài mọc lên ngày càng nhiều. Mức giá cho thuê dao động từ 150.000 tới 400.000 đồng/bộ, tuỳ theo nhu cầu của du khách. Dịch vụ trang điểm, làm tóc giống những phụ nữ Mông Cổ, Tây Tạng cũng xuất hiện.
Một gian hàng cho thuê những trang phục ngoại lai.
Với quan điểm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều bạn trẻ đã từ chối khoác lên mình những bộ đồ ngoại lai, mà diện trang phục dân tộc Việt.
Không ít người cho rằng, vùng Tây Bắc nước ta có nhiều đồng bào dân tộc như Mông, Tày, Dao, Mường... với nét văn hóa rất độc đáo và đậm đà bản sắc riêng. Đăc biệt trang phục cũng đẹp không thua kém gì những trang phục truyền thống nước khác.
Chàng trai trong trang phục truyền thống dân tộc Mông.
Trang phục dân tộc Dao, Mông, Lô Lô của tỉnh Hà Giang được giới thiệu tại Tokyo, Nhật Bản.