Phạm Thị Hồng Ngọc (sinh năm 1996, Hà Nội) là giảng viên Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Với gương mặt trẻ trung, ưa nhìn và gu thời trang hiện đại, cô thường xuyên bị nhận nhầm là sinh viên.Chia sẻ với Zing, Hồng Ngọc cho biết vừa tốt nghiệp đại học cô đã thi và trở thành giảng viên trường nghề. Nói về trải nhiệm những ngày đầu đứng lớp, Ngọc tâm sự đó là khoảng thời gian không mấy suôn sẻ, khi các bạn sinh viên không thích môn cô dạy. Hơn nữa, do chưa có nhiều kinh nghiệm sư phạm, Ngọc gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, nhờ sự cố gắng, cô giáo trẻ dần nhận được sự yêu quý từ các bạn sinh viên. Đến nay, sau 3 năm làm việc, cô thấy muốn gắn bó lâu dài với công việc này.Trước khi trở thành giảng viên, Hồng Ngọc sở hữu nhiều thành tích trong học tập, nhiều năm liền là học sinh khá, giỏi. Khi còn trên ghế nhà trường, cô gái sinh năm 1996 đạt danh hiệu Hoa khôi Thanh lịch ĐH Sư phạm Hà Nội, đại diện cho trường tham dự cuộc thi Nữ sinh Việt Nam duyên dáng 2016.Là giảng viên trường nghề, Hồng Ngọc cũng rất yêu thích nghệ thuật, mê làm diễn viên. Hiện tại, ngoài thời gian giảng dạy, cô vẫn làm người mẫu ảnh, đóng phim sitcom, quay MV, clip quảng cáo.Thời gian đầu khi vừa học tập vừa theo đuổi đam mê nghệ thuật, Ngọc không nhận được sự ủng hộ của gia đình. Bố mẹ lo lắng con gái vì mải đóng phim, chụp ảnh mà lơ là việc học nên kiên quyết phản đối. Thế rồi, cô đã thuyết phục được cha mẹ bằng sự quyết tâm. Dù ở lĩnh vực nào, cô đều cố gắng hoàn thành tốt.Làm việc trong môi trường sư phạm, Ngọc luôn để ý đến những quy định về trang phục. Thời gian mới đi làm, cô thường mặc những bộ váy nhẹ nhàng kết hợp với giày cao gót. Tuy nhiên, do công việc phải đứng và di chuyển, Ngọc chuyển phong cách sang đi giày thể thao, kết hợp cùng với chân váy dài và áo phông có cổ để trông vừa khỏe khoắn lại hợp với tuổi.Khi không đứng trên bục giảng, Ngọc thích diện đồ mang phong cách nữ tính, ngọt ngào. Với cô, trang phục không chỉ cần gọn gàng, lịch sự, mà còn có tính thời trang và sự thoải mái.Ngoài công việc giảng dạy, Ngọc còn thường xuyên nấu ăn, vẽ tranh, thêu thùa và quản lý cửa hàng mỹ phẩm của mình. Những sở thích này giúp cô thỏa mãn đam mê và giải tỏa căng thẳng.
Phạm Thị Hồng Ngọc (sinh năm 1996, Hà Nội) là giảng viên Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Với gương mặt trẻ trung, ưa nhìn và gu thời trang hiện đại, cô thường xuyên bị nhận nhầm là sinh viên.
Chia sẻ với Zing, Hồng Ngọc cho biết vừa tốt nghiệp đại học cô đã thi và trở thành giảng viên trường nghề. Nói về trải nhiệm những ngày đầu đứng lớp, Ngọc tâm sự đó là khoảng thời gian không mấy suôn sẻ, khi các bạn sinh viên không thích môn cô dạy. Hơn nữa, do chưa có nhiều kinh nghiệm sư phạm, Ngọc gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, nhờ sự cố gắng, cô giáo trẻ dần nhận được sự yêu quý từ các bạn sinh viên. Đến nay, sau 3 năm làm việc, cô thấy muốn gắn bó lâu dài với công việc này.
Trước khi trở thành giảng viên, Hồng Ngọc sở hữu nhiều thành tích trong học tập, nhiều năm liền là học sinh khá, giỏi. Khi còn trên ghế nhà trường, cô gái sinh năm 1996 đạt danh hiệu Hoa khôi Thanh lịch ĐH Sư phạm Hà Nội, đại diện cho trường tham dự cuộc thi Nữ sinh Việt Nam duyên dáng 2016.
Là giảng viên trường nghề, Hồng Ngọc cũng rất yêu thích nghệ thuật, mê làm diễn viên. Hiện tại, ngoài thời gian giảng dạy, cô vẫn làm người mẫu ảnh, đóng phim sitcom, quay MV, clip quảng cáo.
Thời gian đầu khi vừa học tập vừa theo đuổi đam mê nghệ thuật, Ngọc không nhận được sự ủng hộ của gia đình. Bố mẹ lo lắng con gái vì mải đóng phim, chụp ảnh mà lơ là việc học nên kiên quyết phản đối. Thế rồi, cô đã thuyết phục được cha mẹ bằng sự quyết tâm. Dù ở lĩnh vực nào, cô đều cố gắng hoàn thành tốt.
Làm việc trong môi trường sư phạm, Ngọc luôn để ý đến những quy định về trang phục. Thời gian mới đi làm, cô thường mặc những bộ váy nhẹ nhàng kết hợp với giày cao gót. Tuy nhiên, do công việc phải đứng và di chuyển, Ngọc chuyển phong cách sang đi giày thể thao, kết hợp cùng với chân váy dài và áo phông có cổ để trông vừa khỏe khoắn lại hợp với tuổi.
Khi không đứng trên bục giảng, Ngọc thích diện đồ mang phong cách nữ tính, ngọt ngào. Với cô, trang phục không chỉ cần gọn gàng, lịch sự, mà còn có tính thời trang và sự thoải mái.
Ngoài công việc giảng dạy, Ngọc còn thường xuyên nấu ăn, vẽ tranh, thêu thùa và quản lý cửa hàng mỹ phẩm của mình. Những sở thích này giúp cô thỏa mãn đam mê và giải tỏa căng thẳng.