Nằm ở khu vực trung tâm, Nhà hát thành phố (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng) là biểu tượng đáng tự hào của người dân Hải Phòng. Công trình được khánh thành vào khoảng năm 1900, là địa điểm chứng kiến những dấu ấn, mốc son của lịch sử cách mạng dân tộc và TP. Hải Phòng. Sau nhiều lần tu sửa và cải tạo, Nhà hát thành phố được bảo tồn. Năm 2015, Bộ VHTT&DL ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đối với Nhà hát Thành phố Hải Phòng.Không gian bên trong của Nhà hát thành phố có giá trị lớn về mỹ thuật, kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu. Đến nay, đây vẫn là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, chính trị, xã hội và du lịch lớn của TP. Hải Phòng.Bưu điện trung tâm TP. Hải Phòng được xây dựng vào khoảng năm 1905. Nơi đây từng là một trong bốn bưu cục hiện đại nhất của nước ta những năm đầu thế kỷ XX. Dù đã qua nhiều lần tu sửa nhưng toà nhà vẫn giữ được những nét cổ kính, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, check-in.Trụ sở UBND TP. Hải Phòng (trước đây là toà thị chính Thành phố) được xây dựng từ năm 1905 vẫn còn lưu giữ vẻ đẹp cổ điển.Đại lộ Paul Bert (nay là đường Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng) được biết đến là nơi có nhiều công trình kiến trúc được Pháp xây dựng. Trong đó có Bảo tàng Hải Phòng được hoàn thành từ năm 1919. Sau ngày Hải Phòng giải phóng (13/5/1955), công trình được sử dụng làm trường Cao đẳng Ngân hàng. Đến năm 1958, theo đề nghị của UBND TP. Hải Phòng, Bộ Tài chính đã bàn giao toà nhà để làm bảo tàng. Sau một thời gian sửa chữa, Bảo tàng Hải Phòng khánh thành ngày 20/12/1959.Với lối kiến trúc độc đáo cùng các khu trưng bày hiện vật lịch sử của thành phố cảng, bảo tàng hiện có hơn 22.000 hiện vật và đang trưng bày trên 2.000 hiện vật lịch sử khác nhau. Bảo tàng Hải Phòng mở cửa cho du khách tham quan miễn phí từ thứ Ba đến Chủ nhật hàng tuần.Ga Hải Phòng (đường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền) nằm trong tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng - Vân Nam được chính thức đưa vào hoạt động, khai thác ngày 16/6/1902. Giống như Nhà hát thành phố, Bảo tàng Hải Phòng hay một số trụ sở hành chính khác, ga Hải Phòng cũng mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của thành phố cảng.Bên trong nhà ga có hàng cột sắt với mái hiên và nền được lát đá xanh từ những ngày đầu đi vào hoạt động vẫn còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít công trình duy trì được mục đích sử dụng từ khi xây dựng cho đến nay. Ngoài công năng vận chuyển hành khách, hàng hoá, ga Hải Phòng còn là điểm tham quan, check-in hấp dẫn đối với những du khách khi ghé đến thành phố Hoa phượng đỏ.Trụ sở Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Hải Phòng, nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng (phố Nguyễn Tri Phương, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng) xây dựng vào năm 1884. Công trình được người Pháp xây dựng thống nhất về thiết kế, thẩm mỹ mang đậm phong cách châu Âu.Trụ sở ngân hàng này được người Pháp xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh tự nhiên nguyên khối và những bộ cửa sổ có khung làm từ sắt vuông đặc, bên trong là những song chắn cách điệu được đúc bằng đồng. Đến nay, công trình vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp cổ điển.Gần Nhà hát thành phố là đường Trần Hưng Đạo, nơi đây có nhà thương tư Fesquet của một bác sĩ người Pháp. Tòa nhà này hiện là trụ sở Thành đoàn Hải Phòng.Việc gìn giữ, phát huy giá trị của những công trình xây dựng từ thời Pháp thuộc nói riêng, các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử nói chung được thành phố, các sở, ngành, đơn vị tại Hải Phòng đặc biệt quan tâmToà nhà Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng (trước là Kho bạc thành phố) được xây dựng năm 1900Thành phố Hải Phòng hiện có 300 biệt thự kiểu Pháp, trong đó hơn 100 công trình có kiến trúc độc đáo và có giá trị văn hóa, lịch sử, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố.Một ngôi nhà nằm trên đường Điện Biên Phủ (quận Hồng Bàng) vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ điển.
Nằm ở khu vực trung tâm, Nhà hát thành phố (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng) là biểu tượng đáng tự hào của người dân Hải Phòng. Công trình được khánh thành vào khoảng năm 1900, là địa điểm chứng kiến những dấu ấn, mốc son của lịch sử cách mạng dân tộc và TP. Hải Phòng. Sau nhiều lần tu sửa và cải tạo, Nhà hát thành phố được bảo tồn. Năm 2015, Bộ VHTT&DL ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đối với Nhà hát Thành phố Hải Phòng.
Không gian bên trong của Nhà hát thành phố có giá trị lớn về mỹ thuật, kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu. Đến nay, đây vẫn là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, chính trị, xã hội và du lịch lớn của TP. Hải Phòng.
Bưu điện trung tâm TP. Hải Phòng được xây dựng vào khoảng năm 1905. Nơi đây từng là một trong bốn bưu cục hiện đại nhất của nước ta những năm đầu thế kỷ XX. Dù đã qua nhiều lần tu sửa nhưng toà nhà vẫn giữ được những nét cổ kính, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, check-in.
Trụ sở UBND TP. Hải Phòng (trước đây là toà thị chính Thành phố) được xây dựng từ năm 1905 vẫn còn lưu giữ vẻ đẹp cổ điển.
Đại lộ Paul Bert (nay là đường Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng) được biết đến là nơi có nhiều công trình kiến trúc được Pháp xây dựng. Trong đó có Bảo tàng Hải Phòng được hoàn thành từ năm 1919. Sau ngày Hải Phòng giải phóng (13/5/1955), công trình được sử dụng làm trường Cao đẳng Ngân hàng. Đến năm 1958, theo đề nghị của UBND TP. Hải Phòng, Bộ Tài chính đã bàn giao toà nhà để làm bảo tàng. Sau một thời gian sửa chữa, Bảo tàng Hải Phòng khánh thành ngày 20/12/1959.
Với lối kiến trúc độc đáo cùng các khu trưng bày hiện vật lịch sử của thành phố cảng, bảo tàng hiện có hơn 22.000 hiện vật và đang trưng bày trên 2.000 hiện vật lịch sử khác nhau. Bảo tàng Hải Phòng mở cửa cho du khách tham quan miễn phí từ thứ Ba đến Chủ nhật hàng tuần.
Ga Hải Phòng (đường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền) nằm trong tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng - Vân Nam được chính thức đưa vào hoạt động, khai thác ngày 16/6/1902. Giống như Nhà hát thành phố, Bảo tàng Hải Phòng hay một số trụ sở hành chính khác, ga Hải Phòng cũng mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của thành phố cảng.
Bên trong nhà ga có hàng cột sắt với mái hiên và nền được lát đá xanh từ những ngày đầu đi vào hoạt động vẫn còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít công trình duy trì được mục đích sử dụng từ khi xây dựng cho đến nay. Ngoài công năng vận chuyển hành khách, hàng hoá, ga Hải Phòng còn là điểm tham quan, check-in hấp dẫn đối với những du khách khi ghé đến thành phố Hoa phượng đỏ.
Trụ sở Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Hải Phòng, nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng (phố Nguyễn Tri Phương, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng) xây dựng vào năm 1884. Công trình được người Pháp xây dựng thống nhất về thiết kế, thẩm mỹ mang đậm phong cách châu Âu.
Trụ sở ngân hàng này được người Pháp xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh tự nhiên nguyên khối và những bộ cửa sổ có khung làm từ sắt vuông đặc, bên trong là những song chắn cách điệu được đúc bằng đồng. Đến nay, công trình vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp cổ điển.
Gần Nhà hát thành phố là đường Trần Hưng Đạo, nơi đây có nhà thương tư Fesquet của một bác sĩ người Pháp. Tòa nhà này hiện là trụ sở Thành đoàn Hải Phòng.
Việc gìn giữ, phát huy giá trị của những công trình xây dựng từ thời Pháp thuộc nói riêng, các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử nói chung được thành phố, các sở, ngành, đơn vị tại Hải Phòng đặc biệt quan tâm
Toà nhà Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng (trước là Kho bạc thành phố) được xây dựng năm 1900
Thành phố Hải Phòng hiện có 300 biệt thự kiểu Pháp, trong đó hơn 100 công trình có kiến trúc độc đáo và có giá trị văn hóa, lịch sử, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố.
Một ngôi nhà nằm trên đường Điện Biên Phủ (quận Hồng Bàng) vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ điển.