Quyết định mua bài hát độc quyền với giá 30 triệu và ký hợp đồng thực hiện MV, phát hành với chi phí 80 triệu đồng nhưng kế hoạch dang dở khi chàng trai kẹo kéo Lê Cường phát hiện ca khúc đã được người khác sử dụng. Mất hơn 100 triệu, Lê Cường phải ở lại Sài Gòn mưu sinh vì không còn tiền về quê Nghệ An. Chàng trai 29 tuổi cho biết, ở một mình, anh nấu nồi thịt kho trứng ăn trong 3 ngày Tết để tiết kiệm tiền.Ngày 1 Tết, Lê Cường ở nhà nghỉ ngơi và đi hát trở lại từ tối mùng 3. Anh ăn vội để chuẩn bị ra đường khi thành phố lên đèn.Đam mê ca hát từ nhỏ nhưng anh bị gia đình cấm cản vì con đường trở thành ca sĩ với người dân quê còn khá xa vời. Tốt nghiệp trường CĐ Hàng hải nhưng Lê Cường quyết định đi làm phụ hồ, sơn nước, hớt tóc và sau đó xin vào các nhà hàng, quán bar.Một thời gian, anh quyết tâm theo đuổi đam mê vì sợ sau này già, không còn cơ hội. Suốt 3 năm với nhiều gian khó, chàng trai đường phố vẫn kiên định với việc hát rong vì tin tưởng một ngày nào đó anh sẽ có cơ hội trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Vì thế, anh dành thời gian và tiền tiết kiệm để đi học thanh nhạc, vũ đạo.Mỗi đêm, với chiếc loa bầu bạn, anh lang thang khắp các quán nhậu ven đường vừa kiếm tiền mưu sinh vừa thỏa mãn ước mơ được hát. Lê Cường tâm sự, khi chạy ngang các sân khấu, anh thường ngắm nhìn hồi lâu và ước mơ một ngày nào đó, tên của anh được xuất hiện trên poster treo phía ngoài.Lê Cường nói, anh từng nghĩ đến việc từ bỏ niềm đam mê để chuyển sang công việc ổn định hơn. Nhưng được vài tháng lại bỏ vì không thể sống thiếu ca hát. Chàng trai tự nhủ, có lẽ đây là duyên của anh nên sẽ cố gắng đến cùng.Mỗi đêm, chàng trai hát rong lại đi tìm chỗ mới. Anh tâm sự, không phải lúc nào chủ quán cũng hoan nghênh, vui họ cho hát, buồn họ lại đuổi đi.Chưa kể, công an thường xuyên bắt về đồn đóng phạt vì gây mất trật tự và không có giấy phép biểu diễn. Khi đã có kinh nghiệm hơn, anh vừa hát vừa quan sát từ xa để công an đến là bỏ chạy.Lê Cường thường hát 5 ca khúc ở mỗi điểm, một đêm anh đi tới 10 quán nhậu để kiếm được nhiều tiền hơn. Thỉnh thoảng bị đau họng vì hát quá nhiều nhưng anh tự nhủ đây cũng dịp để rèn giọng.Anh khoe đã chuẩn bị nhiều ca khúc nhạc xuân phù hợp với không khí ngày Tết. Ngoài việc bị đuổi mắng, dù hát nhiều nhưng không phải lúc nào mời mua kẹo, người ta cũng đồng ý. Đôi lúc anh bị "ế hàng" vì khách dửng dưng.Lê Cường nói nếu may mắn, mỗi đêm anh kiếm vài trăm ngàn. Thu nhập đó anh để dành một ít và tiết kiệm để gửi về quê cho bố mẹ.Mặc dù hát ở vỉa hè, quán nhậu nhưng giọng ca xuất thân từ The Winner Is tâm sự, anh tôn trọng công việc của mình nên phải ăn mặc lịch sự.Đêm nào không bán được nhiều, anh tăng cường hát thêm ở nhiều nơi để có tiền trang trải cuộc sống.Lê Cường chưa bao giờ xấu hổ khi chọn con đường hát rong để bắt đầu ước mơ. Anh chỉ lo chưa đủ duyên để có thêm bước tiến mới trong nghề.
Hát xong ở nơi này, anh lại lái xe vòng quanh các con đường tìm địa điểm mới làm "sân khấu". Anh thường về nhà trọ lúc 1h sáng.
Quyết định mua bài hát độc quyền với giá 30 triệu và ký hợp đồng thực hiện MV, phát hành với chi phí 80 triệu đồng nhưng kế hoạch dang dở khi chàng trai kẹo kéo Lê Cường phát hiện ca khúc đã được người khác sử dụng. Mất hơn 100 triệu, Lê Cường phải ở lại Sài Gòn mưu sinh vì không còn tiền về quê Nghệ An. Chàng trai 29 tuổi cho biết, ở một mình, anh nấu nồi thịt kho trứng ăn trong 3 ngày Tết để tiết kiệm tiền.Ngày 1 Tết, Lê Cường ở nhà nghỉ ngơi và đi hát trở lại từ tối mùng 3. Anh ăn vội để chuẩn bị ra đường khi thành phố lên đèn.
Đam mê ca hát từ nhỏ nhưng anh bị gia đình cấm cản vì con đường trở thành ca sĩ với người dân quê còn khá xa vời. Tốt nghiệp trường CĐ Hàng hải nhưng Lê Cường quyết định đi làm phụ hồ, sơn nước, hớt tóc và sau đó xin vào các nhà hàng, quán bar.
Một thời gian, anh quyết tâm theo đuổi đam mê vì sợ sau này già, không còn cơ hội. Suốt 3 năm với nhiều gian khó, chàng trai đường phố vẫn kiên định với việc hát rong vì tin tưởng một ngày nào đó anh sẽ có cơ hội trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Vì thế, anh dành thời gian và tiền tiết kiệm để đi học thanh nhạc, vũ đạo.
Mỗi đêm, với chiếc loa bầu bạn, anh lang thang khắp các quán nhậu ven đường vừa kiếm tiền mưu sinh vừa thỏa mãn ước mơ được hát. Lê Cường tâm sự, khi chạy ngang các sân khấu, anh thường ngắm nhìn hồi lâu và ước mơ một ngày nào đó, tên của anh được xuất hiện trên poster treo phía ngoài.
Lê Cường nói, anh từng nghĩ đến việc từ bỏ niềm đam mê để chuyển sang công việc ổn định hơn. Nhưng được vài tháng lại bỏ vì không thể sống thiếu ca hát. Chàng trai tự nhủ, có lẽ đây là duyên của anh nên sẽ cố gắng đến cùng.
Mỗi đêm, chàng trai hát rong lại đi tìm chỗ mới. Anh tâm sự, không phải lúc nào chủ quán cũng hoan nghênh, vui họ cho hát, buồn họ lại đuổi đi.
Chưa kể, công an thường xuyên bắt về đồn đóng phạt vì gây mất trật tự và không có giấy phép biểu diễn. Khi đã có kinh nghiệm hơn, anh vừa hát vừa quan sát từ xa để công an đến là bỏ chạy.
Lê Cường thường hát 5 ca khúc ở mỗi điểm, một đêm anh đi tới 10 quán nhậu để kiếm được nhiều tiền hơn. Thỉnh thoảng bị đau họng vì hát quá nhiều nhưng anh tự nhủ đây cũng dịp để rèn giọng.
Anh khoe đã chuẩn bị nhiều ca khúc nhạc xuân phù hợp với không khí ngày Tết. Ngoài việc bị đuổi mắng, dù hát nhiều nhưng không phải lúc nào mời mua kẹo, người ta cũng đồng ý. Đôi lúc anh bị "ế hàng" vì khách dửng dưng.
Lê Cường nói nếu may mắn, mỗi đêm anh kiếm vài trăm ngàn. Thu nhập đó anh để dành một ít và tiết kiệm để gửi về quê cho bố mẹ.
Mặc dù hát ở vỉa hè, quán nhậu nhưng giọng ca xuất thân từ The Winner Is tâm sự, anh tôn trọng công việc của mình nên phải ăn mặc lịch sự.
Đêm nào không bán được nhiều, anh tăng cường hát thêm ở nhiều nơi để có tiền trang trải cuộc sống.
Lê Cường chưa bao giờ xấu hổ khi chọn con đường hát rong để bắt đầu ước mơ. Anh chỉ lo chưa đủ duyên để có thêm bước tiến mới trong nghề.
Hát xong ở nơi này, anh lại lái xe vòng quanh các con đường tìm địa điểm mới làm "sân khấu". Anh thường về nhà trọ lúc 1h sáng.