Người dân xã Bình Xuyên (Bình Giang, Hải Dương) không ai xa lạ với hình ảnh cậu bé Nguyễn Văn Hà (15 tuổi, HS lớp 9, trường THCS Bình Xuyên) ôm cái chậu lớn đi khắp các con mương, bờ sông quanh xã để mò trai, mò ốc. Mẹ đổ bệnh hơn 2 năm nay, cũng là chừng ấy thời gian Hà thay mẹ kiếm miếng ăn cho cả nhà, và tiết kiệm tiền chạy thận cho mẹ.Một hàng xóm cho hay: “Tội thằng nhỏ lắm, trước nó còn đi theo bố từ 5 giờ sáng, tới giờ vào lớp thì vội vàng về đi học. Bây giờ bố nó vào Đắk Lắk chặt mía thuê, chỉ còn mình nó gánh vác gia đình”. Căn nhà mái ngói đơn sơ của gia đình Hà cũng được một người họ hàng cho mượn để ở tạm. Trong nhà, chị Phạm Thị Hơn (36 tuổi) mẹ Hà đang nhăn nhó vì đau đớn. Khi chị Hơn biết bị suy thận thì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Mỗi tuần, chị phải chạy thận 3 lần, mỗi tháng tốn không dưới 5 triệu đồng. Gia đình chị vì thế kiệt qurrj hoàn toàn, bởi chồng chị thường xuyên đau ốm và hai con nhỏ đang đi học. “Khi chưa bị bệnh nặng như giờ, tôi là lao động chính của cả gia đình. Ông nhà yếu lắm, chẳng làm được việc nặng, các con thì còn nhỏ. Vậy mà nay, đến công việc nhẹ nhàng nhất tôi cũng chẳng đủ sức làm nổi”, chị Hơn nói. Chị Hơn có hai con, Nguyễn Văn Hà 15 tuổi và Nguyễn Thị Giang 10 tuổi, đều học giỏi và hết mực thương mẹ. Hà thường dành thời gian rảnh sau buổi đến trường để đi bắt ốc, làm thuê kiếm tiền phụ mẹ chạy thận. Còn bé Giang, sau khi anh bắt ốc về thường làm sạch rồi đem ra chợ ngồi bán. Những ngày lạnh, hai anh em chỉ đi bắt ốc vào buổi trưa cho đỡ buốt chân tay, còn trời về chiều thường sang nhà hàng xóm làm vàng mã thuê. Những ngày mùa hè, công việc của Hà bắt đầu từ 5 giờ sáng.Bà Phạm Thị Vy, bà ngoại Hà, nghẹn ngào kể: “Nhiều lần thằng nhỏ chạy về khóc thút thít với tôi, bảo con học xong lớp 9 thì đi làm mộc với chú để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ và sửa lại cái nhà. Mẹ nó cũng đang tính chỉ cố cho thằng bé học nốt năm nay, nhưng nó học tốt quá, nên cũng muốn làm sao cho nó học hết cấp 3". Vài năm trước, anh Nguyễn Văn Nam – chồng chị Hơn - cũng đi mò cua, mò ốc ở các rãnh sông quanh làng xã kiếm thêm chút tiền. Nhưng dạo gần đây, anh vào Đắk Lắk đi chặt mía thuê.“Một tháng, chỉ riêng tiền thuốc của mẹ đã hết 5 triệu, bố gửi tiền về phụ thêm nhưng không đủ. Hai anh em đều cố gắng làm mọi việc để có thêm tiền, nhiều bữa, ở nhà chẳng có gì ăn, mấy cô bác hàng xóm lại cho nhà em ít thức ăn”, Hà cho biết. Cật lực làm đủ mọi việc, nhưng sức hai anh em Hà còn nhỏ, số tiền mà hai em thu được từ việc bắt ốc, làm vàng mã cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng/tháng, cộng với số tiền bố em gửi về khi đi chặt mía thuê, chắt bóp lắm có tháng mới đủ tiền cho mẹ chạy thận.“Mỗi tuần, tôi đều đặn bắt xe buýt lên bệnh viện ở thành phố Hải Dương, cách nhà 20km để chạy thận, con bé Giang đi theo mẹ tới viện. Tôi bị bệnh thế này, không có sức làm nuôi nổi các con, đành để các con nhỏ tuổi mà phải nuôi lại mẹ. Nghĩ tới cảnh anh em nó trời mùa đông rét buốt đi mò ốc, nhiều lần gấp vàng mã tới khuya mà đau lòng lắm”, chị Hơn nói. Cánh tay người mẹ đau ốm chằng chịt vết sẹo, vết thâm tím. Bé Giang nước mắt ngắn dài, nói: “Mẹ bệnh mà cố làm việc nên lúc nào cũng nhức mỏi, đau khớp. Trước mẹ em còn bị vỡ ống cầu thận do tham việc, mệt mỏi và tụt huyết áp”. Bé Giang chỉ lo mai này mẹ không được chạy thận, không còn ở cùng hai anh em nữa: "Em chỉ muốn mẹ sống mãi với hai anh em thôi, chẳng cần hàng ngày được ăn no, chỉ cần mẹ khỏe mạnh”.Còn Hà em chẳng có ước mơ nào lớn hơn là ngày ngày được đi học và đi mò trai, mò ốc để có kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ. “Hôm trước bạn em trêu, vì áo trắng đến trường và mấy áo nữa của em đã sờn rách, lại còn ngả màu trông rất bẩn. Nhưng em vẫn mặc tốt, em tiết kiệm tiền chữa bệnh cho mẹ. Em chỉ hy vọng mỗi ngày sẽ mò thêm được nhiều cân trai, cân ốc, em gái em đi bán được giá, mới có thêm tiền ăn, tiền chữa bệnh cho mẹ”.
Người dân xã Bình Xuyên (Bình Giang, Hải Dương) không ai xa lạ với hình ảnh cậu bé Nguyễn Văn Hà (15 tuổi, HS lớp 9, trường THCS Bình Xuyên) ôm cái chậu lớn đi khắp các con mương, bờ sông quanh xã để mò trai, mò ốc. Mẹ đổ bệnh hơn 2 năm nay, cũng là chừng ấy thời gian Hà thay mẹ kiếm miếng ăn cho cả nhà, và tiết kiệm tiền chạy thận cho mẹ.
Một hàng xóm cho hay: “Tội thằng nhỏ lắm, trước nó còn đi theo bố từ 5 giờ sáng, tới giờ vào lớp thì vội vàng về đi học. Bây giờ bố nó vào Đắk Lắk chặt mía thuê, chỉ còn mình nó gánh vác gia đình”. Căn nhà mái ngói đơn sơ của gia đình Hà cũng được một người họ hàng cho mượn để ở tạm. Trong nhà, chị Phạm Thị Hơn (36 tuổi) mẹ Hà đang nhăn nhó vì đau đớn.
Khi chị Hơn biết bị suy thận thì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Mỗi tuần, chị phải chạy thận 3 lần, mỗi tháng tốn không dưới 5 triệu đồng. Gia đình chị vì thế kiệt qurrj hoàn toàn, bởi chồng chị thường xuyên đau ốm và hai con nhỏ đang đi học. “Khi chưa bị bệnh nặng như giờ, tôi là lao động chính của cả gia đình. Ông nhà yếu lắm, chẳng làm được việc nặng, các con thì còn nhỏ. Vậy mà nay, đến công việc nhẹ nhàng nhất tôi cũng chẳng đủ sức làm nổi”, chị Hơn nói.
Chị Hơn có hai con, Nguyễn Văn Hà 15 tuổi và Nguyễn Thị Giang 10 tuổi, đều học giỏi và hết mực thương mẹ. Hà thường dành thời gian rảnh sau buổi đến trường để đi bắt ốc, làm thuê kiếm tiền phụ mẹ chạy thận. Còn bé Giang, sau khi anh bắt ốc về thường làm sạch rồi đem ra chợ ngồi bán. Những ngày lạnh, hai anh em chỉ đi bắt ốc vào buổi trưa cho đỡ buốt chân tay, còn trời về chiều thường sang nhà hàng xóm làm vàng mã thuê. Những ngày mùa hè, công việc của Hà bắt đầu từ 5 giờ sáng.
Bà Phạm Thị Vy, bà ngoại Hà, nghẹn ngào kể: “Nhiều lần thằng nhỏ chạy về khóc thút thít với tôi, bảo con học xong lớp 9 thì đi làm mộc với chú để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ và sửa lại cái nhà. Mẹ nó cũng đang tính chỉ cố cho thằng bé học nốt năm nay, nhưng nó học tốt quá, nên cũng muốn làm sao cho nó học hết cấp 3". Vài năm trước, anh Nguyễn Văn Nam – chồng chị Hơn - cũng đi mò cua, mò ốc ở các rãnh sông quanh làng xã kiếm thêm chút tiền. Nhưng dạo gần đây, anh vào Đắk Lắk đi chặt mía thuê.
“Một tháng, chỉ riêng tiền thuốc của mẹ đã hết 5 triệu, bố gửi tiền về phụ thêm nhưng không đủ. Hai anh em đều cố gắng làm mọi việc để có thêm tiền, nhiều bữa, ở nhà chẳng có gì ăn, mấy cô bác hàng xóm lại cho nhà em ít thức ăn”, Hà cho biết. Cật lực làm đủ mọi việc, nhưng sức hai anh em Hà còn nhỏ, số tiền mà hai em thu được từ việc bắt ốc, làm vàng mã cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng/tháng, cộng với số tiền bố em gửi về khi đi chặt mía thuê, chắt bóp lắm có tháng mới đủ tiền cho mẹ chạy thận.
“Mỗi tuần, tôi đều đặn bắt xe buýt lên bệnh viện ở thành phố Hải Dương, cách nhà 20km để chạy thận, con bé Giang đi theo mẹ tới viện. Tôi bị bệnh thế này, không có sức làm nuôi nổi các con, đành để các con nhỏ tuổi mà phải nuôi lại mẹ. Nghĩ tới cảnh anh em nó trời mùa đông rét buốt đi mò ốc, nhiều lần gấp vàng mã tới khuya mà đau lòng lắm”, chị Hơn nói.
Cánh tay người mẹ đau ốm chằng chịt vết sẹo, vết thâm tím. Bé Giang nước mắt ngắn dài, nói: “Mẹ bệnh mà cố làm việc nên lúc nào cũng nhức mỏi, đau khớp. Trước mẹ em còn bị vỡ ống cầu thận do tham việc, mệt mỏi và tụt huyết áp”. Bé Giang chỉ lo mai này mẹ không được chạy thận, không còn ở cùng hai anh em nữa: "Em chỉ muốn mẹ sống mãi với hai anh em thôi, chẳng cần hàng ngày được ăn no, chỉ cần mẹ khỏe mạnh”.
Còn Hà em chẳng có ước mơ nào lớn hơn là ngày ngày được đi học và đi mò trai, mò ốc để có kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ. “Hôm trước bạn em trêu, vì áo trắng đến trường và mấy áo nữa của em đã sờn rách, lại còn ngả màu trông rất bẩn. Nhưng em vẫn mặc tốt, em tiết kiệm tiền chữa bệnh cho mẹ. Em chỉ hy vọng mỗi ngày sẽ mò thêm được nhiều cân trai, cân ốc, em gái em đi bán được giá, mới có thêm tiền ăn, tiền chữa bệnh cho mẹ”.