Đào, quất là những loại cây không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân về. Khác với hoa mai chỉ nở rộ trong nắm ấm thì đào khoe sắc trong cái rét "cắt da, cắt thịt" ở miền Bắc. Nếu như ở tết xưa, nhà nào cũng phải có cành đào cắm trong nhà mới thì năm mới mới trọn vẹn thì ngày nay, nhiều loại hoa đắt đỏ khác được thay thế như hoa ly, hoa tulip,....Thế nhưng hoa đào vẫn là loài lưu giữ cái hồn của ngày xuân.Gà luộc. bánh chưng, dưa hành là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán. Bên cạnh đó, mỗi vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng riêng. Thế nhưng đối với những gia đình miền Bắc, bao giờ trên mâm cũng có thêm canh măng hay canh bóng, thịt đông.Trông nồi bánh chưng cũng là hoạt động cực kỳ được trẻ nhỏ yêu thích, thế nhưng hiện nay ở thành phố chẳng còn mấy nhà tự gói bánh chưng vì diện tích chật hẹp, mất thời gian, thay vào đó là đặt mua cho tiện. Chính bởi vậy mà trẻ con ngày nay không thể hiểu hết được niềm hạnh phúc của thế hệ trước khi được giao nhiệm vụ trông bánh.Mỗi dịp tết đến, trẻ nhỏ trong nhà thường tụ tập ở nồi bánh chưng đang đun, xin vài củ khoai và nướng phía dưới rồi tranh nhau ăn. Thậm chí còn trải chăn chiếu cạnh nồi bánh ngủ cho ấm.Đốt pháo cũng là một nét đẹp ngày tết mà hiện tại không còn duy trì được nữa. Những năm 1990, cứ dịp năm mới, nhà nào cũng treo pháo ngoài cửa đốt tưng bừng, đến mùng 1, xác pháo hồng vương vãi đầy đường.Mặc dù khi đốt pháo có tiếng nổ rất to và có thể gây bỏng nhưng đây là trò vui ngày tết mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều cực kỳ yêu thích.Thế hệ 8x, 9x cũng được trải qua những cái tết thú vị hơn giới trẻ hiện nay. Mỗi dịp tết về, trẻ con trong xóm lại chạy náo loạn, nô đùa. Đây cũng là dịp duy nhất trong năm mà trẻ con được bố mẹ sắm sửa cho quần áo mới nên vô cùng háo hức.Góc phố Hàng Mã, Hà Nội ngày cận tết. Các cửa hàng bày bán lồng đèn, pháo, phong bao lỳ xì đỏ rực và tấp nập người mua, kẻ bán. Hiện nay, những món đồ như vậy được bán ở khắp mọi nơi chứ không riêng gì trên con phố Hàng Mã.Cứ đến ngày 26, 27 tết, cả nhà lại tấp nập rửa lá, đãi đậu, vo gạo chuẩn bị gói bánh chưng. Hình ảnh này hiện tại rất khó bắt gặp ở các thành phố lớn.Xem thêm clip: Tục đốt pháo trong ngày tết và những hoài niệm về tết xưa - Nguồn: Youtube
Đào, quất là những loại cây không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân về. Khác với hoa mai chỉ nở rộ trong nắm ấm thì đào khoe sắc trong cái rét "cắt da, cắt thịt" ở miền Bắc. Nếu như ở tết xưa, nhà nào cũng phải có cành đào cắm trong nhà mới thì năm mới mới trọn vẹn thì ngày nay, nhiều loại hoa đắt đỏ khác được thay thế như hoa ly, hoa tulip,....Thế nhưng hoa đào vẫn là loài lưu giữ cái hồn của ngày xuân.
Gà luộc. bánh chưng, dưa hành là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán. Bên cạnh đó, mỗi vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng riêng. Thế nhưng đối với những gia đình miền Bắc, bao giờ trên mâm cũng có thêm canh măng hay canh bóng, thịt đông.
Trông nồi bánh chưng cũng là hoạt động cực kỳ được trẻ nhỏ yêu thích, thế nhưng hiện nay ở thành phố chẳng còn mấy nhà tự gói bánh chưng vì diện tích chật hẹp, mất thời gian, thay vào đó là đặt mua cho tiện. Chính bởi vậy mà trẻ con ngày nay không thể hiểu hết được niềm hạnh phúc của thế hệ trước khi được giao nhiệm vụ trông bánh.
Mỗi dịp tết đến, trẻ nhỏ trong nhà thường tụ tập ở nồi bánh chưng đang đun, xin vài củ khoai và nướng phía dưới rồi tranh nhau ăn. Thậm chí còn trải chăn chiếu cạnh nồi bánh ngủ cho ấm.
Đốt pháo cũng là một nét đẹp ngày tết mà hiện tại không còn duy trì được nữa. Những năm 1990, cứ dịp năm mới, nhà nào cũng treo pháo ngoài cửa đốt tưng bừng, đến mùng 1, xác pháo hồng vương vãi đầy đường.
Mặc dù khi đốt pháo có tiếng nổ rất to và có thể gây bỏng nhưng đây là trò vui ngày tết mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều cực kỳ yêu thích.
Thế hệ 8x, 9x cũng được trải qua những cái tết thú vị hơn giới trẻ hiện nay. Mỗi dịp tết về, trẻ con trong xóm lại chạy náo loạn, nô đùa. Đây cũng là dịp duy nhất trong năm mà trẻ con được bố mẹ sắm sửa cho quần áo mới nên vô cùng háo hức.
Góc phố Hàng Mã, Hà Nội ngày cận tết. Các cửa hàng bày bán lồng đèn, pháo, phong bao lỳ xì đỏ rực và tấp nập người mua, kẻ bán. Hiện nay, những món đồ như vậy được bán ở khắp mọi nơi chứ không riêng gì trên con phố Hàng Mã.
Cứ đến ngày 26, 27 tết, cả nhà lại tấp nập rửa lá, đãi đậu, vo gạo chuẩn bị gói bánh chưng. Hình ảnh này hiện tại rất khó bắt gặp ở các thành phố lớn.
Xem thêm clip: Tục đốt pháo trong ngày tết và những hoài niệm về tết xưa - Nguồn: Youtube