Blogger chia sẻ về những mánh lừa ở Đông Nam Á

Google News

Blogger du lịch sống ở Australia chia sẻ trên Skyscanner trải nghiệm của mình và lời khuyên phòng tránh những mánh lừa trên đường đi du lịch.

Jayne Gorman là một blogger về du lịch, sống ở Sydney, Australia. Trang girltweetsworld.com của Jayne Gorman ghi lại những trải nghiệm tuyệt vời về con người, văn hóa, ẩm thực ở hơn 60 quốc gia mà cô từng đặt chân đến.
Nhưng không phải chuyến đi nào của Jayne Gorman cũng mang màu hồng. Cô chia sẻ kinh nghiệm của mình trên Skyscanner Australia và đưa ra những lời khuyên để tránh bị lừa gạt trên đường du lịch.
Xe đã chạy/ hết xe
Trong một chuyến du lịch Việt Nam cùng cô bạn, Jayne Gorman đã gặp rắc rối nhỏ với việc đi lại. Cô chia sẻ mình đi từ Campuchia sang Việt Nam bằng tàu thủy trên sông Mekong. Theo kế hoạch, cả hai sẽ bắt xe buýt để đến TP.HCM, nhưng khi xuống thuyền, họ không xác định được bến xe ở đâu. Gorman và bạn thuê một chiếc xích lô để đến bến xe buýt, nhưng chỉ hai phút sau khi lên xe, lái xe nói: “Bến xe đã đóng cửa, hết xe đi TP.HCM rồi”.
“Chúng tôi biết điều này không đúng sự thật, vì trước đó hướng dẫn viên trên thuyền đã nói là còn xe buýt. Tôi đã yêu cầu tài xế rằng đưa đến bến xe, nhưng ông ta không chịu”, Gorman nói.
Người tài xế xích lô sau đó đã đưa hai người đến một chiếc xe chở khách tồi tàn của một “người bạn” trên con đường nông thôn vắng vẻ và khuyên họ nên đi xe của anh chàng này. Theo Gorman, cô tiếp tục đề nghị tài xế xe khách đưa họ đến bến xe, nhưng cũng chẳng ích gì.
Cuối cùng, cả hai đành chấp nhận, ngồi lên xe và mất tới sáu giờ mới đến được TP. HCM, muộn hơn rất nhiều so với kế hoạch đi xe buýt ban đầu.
Lời khuyên mà Gorman đưa ra trong trường hợp này là du khách nên chủ động sắp xếp một hình thức di chuyển thông qua khách sạn hoặc sử dụng dịch vụ taxi của hãng xe uy tín, và nghe lời khuyên của những du khách khác. Điều này có thể gây tốn kém nhưng ít nhất bạn có thể đến được đúng nơi muốn đến.
Khách sạn của bạn đang ở không tốt.
Vài ngày trước khi sang Việt Nam, Gorman đã gặp kiểu lừa đảo khác từ một lái xe tuk tuk ở Campuchia. Khi bước lên xe và đưa cho tài xế địa chỉ khách sạn, người lái xe hỏi: “Cô trả tiền cho khách sạn này chưa?”. Đó là một câu hỏi khá bất ngờ nhưng Gorman vẫn trả lời thành thật, “Chưa. Sao thế?” – “Khách sạn này không tốt đâu, tôi sẽ đưa các cô đến một nơi tốt hơn”, anh nói với cả hai.
Qua vài câu đối thoại ngắn, tài xế đã đưa Gorman và bạn đến một khách sạn có tên The Lake View, và được sắp xếp cho một căn phòng không có cửa sổ. Cho đến khi đó, Gorman mới hiểu ra rằng tài xế tuk tuk là người nhận được một khoản hoa hồng nếu đưa khách tới khách sạn này.
Theo Gorman, trong trường hợp này, du khách cần giữ vững lập trường, và nói với bất kỳ lái xe nào rằng bạn đã trả tiền cho khách sạn đó. Và nên kiểm tra mọi căn phòng khách sạn trước khi trả trước tiền thuê.
Blogger chia se ve nhung manh lua o Dong Nam A
Xe tuk tuk ở Campuchia. Ảnh: Skyscanner.com.au. 
Thay đổi giá xích lô
Sau vài rắc rối nhỏ liên quan đến đi lại, Jayne Gorman khuyên du khách nên tham khảo giá của mọi phương tiện giao thông trước khi sử dụng. Nếu đi taxi, nên đi xe có đồng hồ tính tiền, để không phải lo lắng nhiều về chuyện “nghe lầm” giá.
Xích lô là một phương tiện hoàn hảo trong các chuyến đi ngắn, thăm thú đường phố ở Việt Nam, nhưng hãy cẩn thận mặc cả giá trước mỗi cuộc hành trình.
Vào ngày cuối cùng tại TP.HCM, Jayne Gorman và bạn quyết định đặt tour đến địa đạo Củ Chi thông qua một công ty du lịch trong thành phố. Theo hướng dẫn của công ty này, cả hai đã chờ đợi nhiều giờ trước cửa khách sạn nhưng không có ai đến đón. Họ đã phải bay về nhà vào ngày hôm sau với tâm trạng vô cùng thất vọng.
Làm thế nào nó có thể tránh tình huống này? Nên đặt các tour tham quan thông qua khách sạn đang ở hoặc một công ty du lịch uy tín.
Liệu pháp massage tính tiền
Không chỉ ở Việt Nam hay Campuchia, bất cứ nơi đâu trên hành trình du lịch của mình, du khách cũng có thể gặp những thách thức nhỏ. Gorman cũng chia sẻ câu chuyện của cô khi phải trả tiền cho dịch vụ massage mà mình không hề yêu cầu khi ở Barbados.
Khi cô đang tận hưởng ánh nắng trên bãi biển, đột nhiên cô có cảm giác dính và mát lạnh dưới chân. Gorman giật mình, mở mắt và thấy một người đàn ông đang massage chân cô bằng lô hội. “Tôi sẽ làm cho bạn dễ chịu”, người đàn ông này nói. Cảm thấy không thoải mái, Gorman yêu cầu anh ta dừng lại. Cô chực đứng dậy, nhưng khi vừa chuẩn bị thì người đàn ông này nói: “Của cô hết 5 USD". Gorman cười và tự hỏi liệu anh ta có đang nói đùa hay không, nhưng hóa ra là sự thật.
Sau đó, mỗi ngày anh ta đều đến khu nghỉ mát, thản nhiên masage chân và yêu cầu 5 USD tiền “trị liệu” mà không có sự đồng ý của Gorman.
Sau đó, cô thông báo cho nhân viên khách sạn và không phải gặp người đàn ông này nữa.
Theo Minh Hải/Zing News

>> xem thêm

Bình luận(0)