Mới đây, trên MXH xuất hiện loạt hình ảnh nhiều người dân đi xe máy dừng đỗ trên cầu, nhìn xuống sông Hồng.Theo đó, rất nhiều người dân khi thấy mực nước sông Hồng lên cao đã dừng đỗ xe lại, lấy điện thoại ra quay chụp, có người còn mang theo cả tripod.Nhiều người bám vào thành cầu để chụp ảnh, check-in.Cộng đồng mạng bày tỏ vô cùng khó hiểu, phẫn nộ trước hành động của những người dân trong loạt ảnh: "Ủa gì vậy trời, nhà nước và các cơ quan ban ngành thì ra rả ra công điện khẩn ứng phó bão lũ, mình thì ra đây ngắm nước sông Hồng có màu gì à", "Bớt qua cầu, qua sông giùm cái trời ơi. Chưa biết sợ hay sao á chứ", "Nhỡ có truyện gì xảy ra thì lại bảo tại số, đến chịu cái ý thức".Cầu Long Biên được biết là cây cầu huyết mạch, nối liền nhiều tuyến giao thông quan trọng. Đây là cây cầu bằng thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do người Pháp xây dựng từ năm 1898, đến nay đã có 122 năm tuổi.Cầu Long Biên vốn là cầu yếu, tốc độ tàu qua cầu hạn chế.Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mực nước sông Hồng lên cao và chảy xiết, để đảm bảo an toàn cho hành khách, sáng 10/9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông báo sẽ không chạy tàu qua cầu Long Biên.Theo cập nhật từ những người có mặt gần cầu, mực nước hiện cách mặt cầu khoảng còn vài mét, nước chảy xiết dưới chân cầu. Nhiều người sống gần sông Hồng nói rằng chưa bao giờ thấy nước dâng cao như vậy.Hình ảnh cầu Long Biên nhìn từ xa.Hình ảnh cầu Long Biên nhìn từ trên cao.Được biết, Tổng Cty đường sắt Hà Nội đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấm tất cả người và các phương tiện tham gia giao thông trên cầu Long Biên từ 14h ngày 10/9/2024 cho đến khi nước rút đủ điều kiện an toàn.Biển cấm các phương tiện lưu thông qua cầu đã được đặt ở đầu cầu, có nhân sự đứng tại đây để đảm bảo không có phương tiện nào tiếp tục lên cầu. (Ảnh: Facebook)
Mới đây, trên MXH xuất hiện loạt hình ảnh nhiều người dân đi xe máy dừng đỗ trên cầu, nhìn xuống sông Hồng.
Theo đó, rất nhiều người dân khi thấy mực nước sông Hồng lên cao đã dừng đỗ xe lại, lấy điện thoại ra quay chụp, có người còn mang theo cả tripod.
Nhiều người bám vào thành cầu để chụp ảnh, check-in.
Cộng đồng mạng bày tỏ vô cùng khó hiểu, phẫn nộ trước hành động của những người dân trong loạt ảnh: "Ủa gì vậy trời, nhà nước và các cơ quan ban ngành thì ra rả ra công điện khẩn ứng phó bão lũ, mình thì ra đây ngắm nước sông Hồng có màu gì à", "Bớt qua cầu, qua sông giùm cái trời ơi. Chưa biết sợ hay sao á chứ", "Nhỡ có truyện gì xảy ra thì lại bảo tại số, đến chịu cái ý thức".
Cầu Long Biên được biết là cây cầu huyết mạch, nối liền nhiều tuyến giao thông quan trọng. Đây là cây cầu bằng thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do người Pháp xây dựng từ năm 1898, đến nay đã có 122 năm tuổi.
Cầu Long Biên vốn là cầu yếu, tốc độ tàu qua cầu hạn chế.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mực nước sông Hồng lên cao và chảy xiết, để đảm bảo an toàn cho hành khách, sáng 10/9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông báo sẽ không chạy tàu qua cầu Long Biên.
Theo cập nhật từ những người có mặt gần cầu, mực nước hiện cách mặt cầu khoảng còn vài mét, nước chảy xiết dưới chân cầu. Nhiều người sống gần sông Hồng nói rằng chưa bao giờ thấy nước dâng cao như vậy.
Hình ảnh cầu Long Biên nhìn từ xa.
Hình ảnh cầu Long Biên nhìn từ trên cao.
Được biết, Tổng Cty đường sắt Hà Nội đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấm tất cả người và các phương tiện tham gia giao thông trên cầu Long Biên từ 14h ngày 10/9/2024 cho đến khi nước rút đủ điều kiện an toàn.
Biển cấm các phương tiện lưu thông qua cầu đã được đặt ở đầu cầu, có nhân sự đứng tại đây để đảm bảo không có phương tiện nào tiếp tục lên cầu. (Ảnh: Facebook)