Nghe thông tin từ báo đài, mạng xã hội, từ chiều tối 14/11/2016 rất nhiều người dân, các bạn trẻ, người đam mê nhiếp ảnh, thiên văn ở Hà Nội đã tập trung ở một số địa điểm trống trải, sân thượng các tòa nhà cao tầng để chờ ngắm siêu trăng thể kỷ. Thông tin về hiện tượng "siêu trăng thế kỷ", lớn nhất trong vòng 68 năm qua đã được các phương tiện truyền thông, báo đài đăng tải từ vài ngày trước. Với tính chất "hiếm có khó tìm" nên dễ hiểu vì sao hiện tượng này lại được đông đảo người dân quan tâm, chờ đợi đến vậy.Ở khu vực gần sân vận động Mỹ Đình, từ 19h tối đã có cả trăm người dân, bạn trẻ đứng tập trung, nhìn lên trời để chờ ngắm siêu trăng. Nhiều đơn vị báo đài cũng có mặt để ghi hình, phỏng vấn người dân, đưa tin... Ngoài những thành viên của Hội Thiên văn nghiệp dư, thì những người dân đến đây chủ yếu là do tò mò, muốn một lần tận mắt nhìn thấy "mặt trăng khổng lồ" lớn nhất trong vòng 68 năm qua. Hầu hết mọi người đều mang theo máy ảnh, điện thoại và sẵn sàng ghi hình.Đến khoảng 20h tối, mặt trăng đã hiện lên khá rõ, tuy nhiên trái với dự đoán của nhiều người, "siêu trăng" được nhắc đến trong vài ngày nay thực chất không quá khác biệt. Theo cảm nhận của cô Trần Thị Ngọc Mai, 42 tuổi, ở làng Phú Đô, cô cho rằng siêu trăng không to khổng lồ như cô tưởng tượng trước đó và cũng chỉ sáng rõ, tròn như trăng trong những ngày rằm thông thường.Ở nhiều khu vực khác trong thành phố Hà Nội, người dân cũng tò mò với hiện tượng siêu trăng, cùng nhau ra phố, đến những nơi trống trải để chụp ảnh. Tuy nhiên siêu trăng lại hoàn toàn không có nhiều điểm đặc biệt và đã khiến rất nhiều người dân, bạn trẻ tỏ rõ sự thất vọng. Rất nhiều những bức ảnh chụp bằng điện thoại, máy ảnh du lịch, máy ảnh bán chuyên nghiệp... đều thể hiện siêu trăng tối 14/11 thực sự không quá to lớn như được miêu tả trên các phương tiện truyền thông đại chúng trước đó.Trên mạng xã hội cũng có không ít bạn trẻ tỏ ra khó hiểu khi chứng kiến siêu trăng trong tối qua. Và số lượng người tỏ ra thất vọng cũng không phải là ít. Nhiều dòng bình luận như "Siêu trăng gì mà bé tí?", "Siêu trăng gì mà chẳng khác ngày thường là mấy", thậm chí là "Cảm giác bị lừa đảo"... đã được nhiều dân mạng, các bạn trẻ ở Hà Nội viết ra. Quả thật, nếu quan sát bằng mắt thường, mặt trăng của buổi tối 14/11 không có điểm gì quá đặc biệt.Đây là một bức ảnh chụp siêu trăng bằng điện thoại. Việc zoom camera ở mức xa nhất về phía mặt trăng, khi chụp lại cũng chỉ cho ra một bức ảnh tựa như chụp một bóng đèn điện bình thường. Tuy nhiên theo lý giải của một số thành viên thuộc Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội, việc ngắm siêu trăng bằng mắt thường không thể giúp mọi người nhìn ra được những điểm khác biệt.Để theo dõi được siêu trăng, chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của hiện tượng đặc biệt này, các thành viên Hội Thiên văn nghiệp dư đã phải chuẩn bị rất nhiều các loại kính thiên văn cỡ nhỏ, kính viễn vọng. Những tay máy có kinh nghiệm cũng phải chuẩn bị những ống kính "khủng" có dải tiêu cự rất lớn mới thể có được những tấm hình chụp siêu trăng ưng ý và đẹp mắt nhất. Người dân sử dụng điện thoại, máy ảnh du lịch sẽ không thể có được dải tiêu cự phù hợp.Ngoài ra một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc ngắm siêu trăng của người dân trong buổi tối hôm qua chính là thời tiết. Bầu trời Hà Nội tối 14/11 rất nhiều mây, không khí khá nồm, ẩm, nhiều hơi nước... làm ảnh hưởng đến tầm nhìn từ dưới mặt đất.Đây là bức ảnh chụp siêu trăng tối 14/11 ở Hà Nội với tiêu cực 600, thời gian phơi sáng 8 giây và nó đã thể hiện được phần nào độ lớn, sáng rõ của mặt trăng trong ngày xảy ra hiện tượng "siêu trăng thế kỷ" mà nhiều người mong đợi.
Nghe thông tin từ báo đài, mạng xã hội, từ chiều tối 14/11/2016 rất nhiều người dân, các bạn trẻ, người đam mê nhiếp ảnh, thiên văn ở Hà Nội đã tập trung ở một số địa điểm trống trải, sân thượng các tòa nhà cao tầng để chờ ngắm siêu trăng thể kỷ. Thông tin về hiện tượng "siêu trăng thế kỷ", lớn nhất trong vòng 68 năm qua đã được các phương tiện truyền thông, báo đài đăng tải từ vài ngày trước. Với tính chất "hiếm có khó tìm" nên dễ hiểu vì sao hiện tượng này lại được đông đảo người dân quan tâm, chờ đợi đến vậy.
Ở khu vực gần sân vận động Mỹ Đình, từ 19h tối đã có cả trăm người dân, bạn trẻ đứng tập trung, nhìn lên trời để chờ ngắm siêu trăng. Nhiều đơn vị báo đài cũng có mặt để ghi hình, phỏng vấn người dân, đưa tin... Ngoài những thành viên của Hội Thiên văn nghiệp dư, thì những người dân đến đây chủ yếu là do tò mò, muốn một lần tận mắt nhìn thấy "mặt trăng khổng lồ" lớn nhất trong vòng 68 năm qua. Hầu hết mọi người đều mang theo máy ảnh, điện thoại và sẵn sàng ghi hình.
Đến khoảng 20h tối, mặt trăng đã hiện lên khá rõ, tuy nhiên trái với dự đoán của nhiều người, "siêu trăng" được nhắc đến trong vài ngày nay thực chất không quá khác biệt. Theo cảm nhận của cô Trần Thị Ngọc Mai, 42 tuổi, ở làng Phú Đô, cô cho rằng siêu trăng không to khổng lồ như cô tưởng tượng trước đó và cũng chỉ sáng rõ, tròn như trăng trong những ngày rằm thông thường.
Ở nhiều khu vực khác trong thành phố Hà Nội, người dân cũng tò mò với hiện tượng siêu trăng, cùng nhau ra phố, đến những nơi trống trải để chụp ảnh. Tuy nhiên siêu trăng lại hoàn toàn không có nhiều điểm đặc biệt và đã khiến rất nhiều người dân, bạn trẻ tỏ rõ sự thất vọng. Rất nhiều những bức ảnh chụp bằng điện thoại, máy ảnh du lịch, máy ảnh bán chuyên nghiệp... đều thể hiện siêu trăng tối 14/11 thực sự không quá to lớn như được miêu tả trên các phương tiện truyền thông đại chúng trước đó.
Trên mạng xã hội cũng có không ít bạn trẻ tỏ ra khó hiểu khi chứng kiến siêu trăng trong tối qua. Và số lượng người tỏ ra thất vọng cũng không phải là ít. Nhiều dòng bình luận như "Siêu trăng gì mà bé tí?", "Siêu trăng gì mà chẳng khác ngày thường là mấy", thậm chí là "Cảm giác bị lừa đảo"... đã được nhiều dân mạng, các bạn trẻ ở Hà Nội viết ra. Quả thật, nếu quan sát bằng mắt thường, mặt trăng của buổi tối 14/11 không có điểm gì quá đặc biệt.
Đây là một bức ảnh chụp siêu trăng bằng điện thoại. Việc zoom camera ở mức xa nhất về phía mặt trăng, khi chụp lại cũng chỉ cho ra một bức ảnh tựa như chụp một bóng đèn điện bình thường. Tuy nhiên theo lý giải của một số thành viên thuộc Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội, việc ngắm siêu trăng bằng mắt thường không thể giúp mọi người nhìn ra được những điểm khác biệt.
Để theo dõi được siêu trăng, chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của hiện tượng đặc biệt này, các thành viên Hội Thiên văn nghiệp dư đã phải chuẩn bị rất nhiều các loại kính thiên văn cỡ nhỏ, kính viễn vọng. Những tay máy có kinh nghiệm cũng phải chuẩn bị những ống kính "khủng" có dải tiêu cự rất lớn mới thể có được những tấm hình chụp siêu trăng ưng ý và đẹp mắt nhất. Người dân sử dụng điện thoại, máy ảnh du lịch sẽ không thể có được dải tiêu cự phù hợp.
Ngoài ra một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc ngắm siêu trăng của người dân trong buổi tối hôm qua chính là thời tiết. Bầu trời Hà Nội tối 14/11 rất nhiều mây, không khí khá nồm, ẩm, nhiều hơi nước... làm ảnh hưởng đến tầm nhìn từ dưới mặt đất.
Đây là bức ảnh chụp siêu trăng tối 14/11 ở Hà Nội với tiêu cực 600, thời gian phơi sáng 8 giây và nó đã thể hiện được phần nào độ lớn, sáng rõ của mặt trăng trong ngày xảy ra hiện tượng "siêu trăng thế kỷ" mà nhiều người mong đợi.