Chiến sĩ Mai Đức Cường đang làm việc tại phòng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP HCM. Trước khi vào đây, chàng trai sinh năm 1996 là sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.Điều khó khăn nhất đối với người lính quê Tiền Giang khi mới vào nghề là chưa nắm vững được phương tiện khí tài nơi mình công tác. Kinh nghiệm chiến đấu của anh cũng chưa có và hay bị ám ảnh khi thấy những tai nạn thương tâm.Cường đang kiểm tra lại bình dưỡng khí. Đội cứu hộ của anh phải làm việc cả trên cạn và dưới nước.Anh phải chuẩn bị cẩn thận mỗi chi tiết của các thiết bị bởi nó là sợi dây sự sống của các chiến sĩ và những nạn nhân.Những vết thương ở chân Cường đã thành sẹo do những lần nhảy xuống sông cứu người vướng vào dị vật.Thể lực rất quan trọng với các chiến sĩ cứu hộ. Cường chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh là cứu hộ sập nhà tại quận 7. "Những giọt nước mắt của người nhà nạn nhân thật sự làm tôi không kìm được xúc động. Nỗi mất mát quá lớn của gia đình họ khiến chúng tôi phấn đấu hàng ngày, tập luyện và tuyên truyền cho người dân để không còn những tai nạn đau thương như thế nữa", Cường tâm sự.Thời gian mới vào nghề, đối mặt những hình ảnh thương tâm, mỗi lần có vụ tai nạn là chiến sĩ trẻ này đều bị ám ảnh trong thời gian dài.Hàng ngày, các chiến sĩ cứu hộ phải tập di chuyển từ trên tầng cao xuống bằng chiếc xà chuyên dụng để đảm bảo tốc độ và sự linh động trong nghiệp vụ.Việc cứu hộ chạy đua với tử thần càng nhanh và chuyên nghiệp thì khả năng cứu sống mạng người càng cao. Vì thế, công tác luyện tập đối với các chiến sĩ rất quan trọng.Cường cùng đồng đội tập thao tác leo thang và thả vòi cứu hỏa.Chia sẻ về tình đồng đội, anh cho biết có những lúc xích mích, cãi nhau nhưng một khi đã "chiến đấu" thì mọi thứ đều tan biến hết. Họ cùng nhau chia từng mẩu bánh, ngụm nước.Kỷ niệm vui nhất của Cường là trong một lần cứu hộ phát hiện nạn nhân vẫn còn sống. "Niềm vui không từ nào có thể diễn tả. Lúc đó, tình người là sợ dây kéo lại gần nhau hơn, không phân biệt giọng nói, màu da", anh cho biết.Chiến sĩ trẻ đeo kính lặn sẵn sàng cho buổi tập ở dòng sông.Mỗi buổi tập kéo dài cả tiếng ở những nơi rất ô nhiễm như kênh Nhiêu Lộc. Cũng có rất nhiều nơi nguy hiểm do chướng ngại vật, nhiều chiến sĩ bị ảnh hưởng sức khỏe.Cường tâm sự lực lượng của anh luôn lặng lẽ. Người dân đã quen với hình ảnh chiến sĩ công an mặc sắc phục, còn lính cứu hộ mặc trang phục chuyên dụng lặn dưới sông sâu, bị người dân tưởng là đội lặn thuê."Trước mỗi nguy hiểm, tôi đều nghĩ đó là trách nhiệm. Nếu những công việc nguy hiểm vất vả ai cũng e dè thì lấy đâu ra người làm", chàng trai trẻ tâm sự.
Chiến sĩ Mai Đức Cường đang làm việc tại phòng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP HCM. Trước khi vào đây, chàng trai sinh năm 1996 là sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Điều khó khăn nhất đối với người lính quê Tiền Giang khi mới vào nghề là chưa nắm vững được phương tiện khí tài nơi mình công tác. Kinh nghiệm chiến đấu của anh cũng chưa có và hay bị ám ảnh khi thấy những tai nạn thương tâm.
Cường đang kiểm tra lại bình dưỡng khí. Đội cứu hộ của anh phải làm việc cả trên cạn và dưới nước.
Anh phải chuẩn bị cẩn thận mỗi chi tiết của các thiết bị bởi nó là sợi dây sự sống của các chiến sĩ và những nạn nhân.
Những vết thương ở chân Cường đã thành sẹo do những lần nhảy xuống sông cứu người vướng vào dị vật.
Thể lực rất quan trọng với các chiến sĩ cứu hộ. Cường chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh là cứu hộ sập nhà tại quận 7. "Những giọt nước mắt của người nhà nạn nhân thật sự làm tôi không kìm được xúc động. Nỗi mất mát quá lớn của gia đình họ khiến chúng tôi phấn đấu hàng ngày, tập luyện và tuyên truyền cho người dân để không còn những tai nạn đau thương như thế nữa", Cường tâm sự.
Thời gian mới vào nghề, đối mặt những hình ảnh thương tâm, mỗi lần có vụ tai nạn là chiến sĩ trẻ này đều bị ám ảnh trong thời gian dài.
Hàng ngày, các chiến sĩ cứu hộ phải tập di chuyển từ trên tầng cao xuống bằng chiếc xà chuyên dụng để đảm bảo tốc độ và sự linh động trong nghiệp vụ.
Việc cứu hộ chạy đua với tử thần càng nhanh và chuyên nghiệp thì khả năng cứu sống mạng người càng cao. Vì thế, công tác luyện tập đối với các chiến sĩ rất quan trọng.
Cường cùng đồng đội tập thao tác leo thang và thả vòi cứu hỏa.
Chia sẻ về tình đồng đội, anh cho biết có những lúc xích mích, cãi nhau nhưng một khi đã "chiến đấu" thì mọi thứ đều tan biến hết. Họ cùng nhau chia từng mẩu bánh, ngụm nước.
Kỷ niệm vui nhất của Cường là trong một lần cứu hộ phát hiện nạn nhân vẫn còn sống. "Niềm vui không từ nào có thể diễn tả. Lúc đó, tình người là sợ dây kéo lại gần nhau hơn, không phân biệt giọng nói, màu da", anh cho biết.
Chiến sĩ trẻ đeo kính lặn sẵn sàng cho buổi tập ở dòng sông.
Mỗi buổi tập kéo dài cả tiếng ở những nơi rất ô nhiễm như kênh Nhiêu Lộc. Cũng có rất nhiều nơi nguy hiểm do chướng ngại vật, nhiều chiến sĩ bị ảnh hưởng sức khỏe.
Cường tâm sự lực lượng của anh luôn lặng lẽ. Người dân đã quen với hình ảnh chiến sĩ công an mặc sắc phục, còn lính cứu hộ mặc trang phục chuyên dụng lặn dưới sông sâu, bị người dân tưởng là đội lặn thuê.
"Trước mỗi nguy hiểm, tôi đều nghĩ đó là trách nhiệm. Nếu những công việc nguy hiểm vất vả ai cũng e dè thì lấy đâu ra người làm", chàng trai trẻ tâm sự.