Giảm tiền nhà, tặng quà cho người nghèo: Biết nhiều người còn khó khăn sau giãn cách, hôm 12/12, ông Lê Tuấn Giảng (78 tuổi, quận Bình Tân, TP.HCM) cùng con gái dùng 120 triệu đồng, chia thành 400 phần quà, đi hỗ trợ người thuê trọ, lao động nghèo cả khu phố nơi mình sống. Là chủ khu trọ 15 phòng, gần 7 năm qua, ông thường xuyên hỗ trợ mọi người. Tháng 7, khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16, ông Giảng giảm 50% tiền phòng. Tháng 8-9, ông miễn phí toàn bộ tiền nhà. Thấy nhiều người chưa thể đi làm lại sau giãn cách, ngày 8/10, cha con ông Giảng tặng mỗi gia đình 200.000 đồng kèm quà. Cảm mến tấm lòng của vị chủ trọ, không ít lao động ở lâu dài và gắn bó với ông như người nhà. Ảnh: Đào Phương.Đạp xe khắp TP.HCM giúp người: 6 tháng qua, Trúc Ly (29 tuổi, Phú Yên), giáo viên mầm non, không về quê tránh dịch mà ở lại TP.HCM, mỗi ngày đạp xe khắp các quận để giúp đỡ người khó khăn. “Tôi cứ đi ra khỏi nhà chứ không biết sẽ giúp ai. Nhiều khi định chạy qua giúp người này nhưng trên đường gặp vài ba hoàn cảnh khó khăn khác, lại chẳng thể làm ngơ”, cô nói với Zing. Không chỉ tặng quà, Ly còn dành nhiều thời gian ngồi xuống tâm sự để hiểu được hoàn cảnh của từng người. Nữ giáo viên mong được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều cá nhân, đem đến cho họ niềm vui nho nhỏ trong thời điểm khó khăn. Ảnh: Huệ Lâm.Dùng tiền sinh nhật mua xe tặng người lạ: Đầu tháng 11, được mẹ tặng 100 triệu đồng dịp sinh nhật, chị Nguyễn Tường Vi (29 tuổi, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) quyết định mua 5 xe máy tặng bà con nghèo ở địa phương làm phương tiện mưu sinh. Trước đó, vào tháng 7, khi thấy dòng người từ miền Nam đi bộ về quê tránh dịch, chị tặng 5 chiếc xe máy cũ cho người đi bộ hoặc đạp xe. Chị Vi cũng tài trợ cho 10 chuyến xe đưa hàng trăm người từ Nam ra Bắc để hồi hương vào tháng 10. Biết về hoàn cảnh khó khăn nào cần giúp đỡ, cô gái 29 tuổi cũng tiến hành xác minh và dùng tiền cá nhân hỗ trợ họ. Ảnh: Trần Vương.Cơm 0 đồng tặng người nghèo: Trong thời gian TP.HCM giãn cách xã hội, vợ chồng bà Nguyễn Thị My (70 tuổi), chủ hàng cơm ở quận Bình Thạnh, đều đặn nấu hàng trăm hộp cơm chay miễn phí để tặng người khó khăn. Chồng bà My năm nay hơn 85 tuổi, sức khỏe yếu nhưng vẫn cố gắng phụ giúp vợ. Biết ông bà nấu cơm từ thiện suốt nhiều tháng, chủ nhà không lấy tiền thuê. Nhiều mạnh thường quân biết đến hàng cơm 0 đồng này cũng đem thêm gạo, rau củ, nhu yếu phẩm đến góp cùng. Trong dịch, những bữa cơm 0 đồng như thế cũng được nhiều tấm lòng hảo tâm trên khắp cả nước trao tận tay người nghèo để cùng vượt qua khó khăn. Ảnh: Đào Phương.F0 khỏi bệnh xin đi chống dịch: 9 người trong gia đình không may mắc Covid-19, sau khi điều trị khỏi, vợ chồng anh Nguyễn Trọng Hoàng (38 tuổi, Phó giám đốc công ty sản xuất bao bì tại TP.HCM) cùng vợ là chị Lưu Ngọc Anh và 2 em gái đi tình nguyện chống dịch. Bên cạnh người thân, anh còn khuyến khích nhân viên, đồng nghiệp tham gia. Với anh Hoàng, đây là cách để trả ơn y, bác sĩ, tình nguyện viên vất vả nơi tuyến đầu. Không chỉ góp sức, anh còn đề xuất và thuyết phục ban giám đốc công ty mình tài trợ ly giấy, tô giấy, hộp cơm giấy cho nhiều bệnh viện tuyến đầu trên toàn quốc trong thời gian dịch bùng phát. Ảnh: NVCC.Xe 0 đồng chở bệnh nhân trong dịch: Từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, nhóm thiện nguyện “Những chuyến xe yêu thương” kết nối qua các bệnh viện trong thành phố để hỗ trợ đưa bệnh nhân về quê hoặc từ nhà tới nơi điều trị. Theo anh Bình Minh - người sáng lập nhóm, nhóm hiện có khoảng 100 thành viên, cả nam và nữ, ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Hơn 1 năm qua, nhóm hoạt động đều đặn, ưu tiên đưa bệnh nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, điều trị lâu ngày trong các bệnh viện ở thủ đô về tận nhà. Các tài xế đều dùng xe cá nhân, tự lo mọi chi phí xăng xe, cầu đường, thậm chí kêu gọi hỗ trợ thêm cho những hoàn cảnh đặc biệt. Ảnh: NVCC.Nhảy cẫng lên khi được quà từ thiện: Nhận 5 kg gạo và thùng mì tôm từ nhóm từ thiện ở phường Hòa Khánh Bắc (TP Đà Nẵng) đầu tháng 8, một người đàn ông không giấu nổi vẻ vui mừng, nhảy lên hạnh phúc cho tới lúc đem quà ra xe. Thấy hình ảnh dễ thương, anh Phạm Ngọc Cường, thành viên nhóm, dùng điện thoại ghi lại và chia sẻ lên mạng xã hội, khiến nhiều người thích thú. Ảnh: NVCC.Nhóm TNV đội mưa 2 tiếng: Giữa tháng 7, trên xe đi phun khử khuẩn, nhóm TNV hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM bất ngờ gặp cơn mưa lớn. Không kịp chuẩn bị áo mưa, cũng không tìm được chỗ trú, tất cả ngồi trên thùng chiếc xe bán tải đành chịu trận. Suốt 2 tiếng, các thành viên động viên nhau, thi thoảng choàng tay ôm chặt người bên cạnh dưới làn mưa xối xả cho khỏi ngã. Hình ảnh này khiến nhiều người không khỏi xúc động. Ảnh: NVCC.Y, bác sĩ kiệt sức nơi tâm dịch: Đợt dịch thứ 4 bùng phát trong thời điểm nắng nóng gay gắt ở miền Bắc, loạt hình ảnh cán bộ y tế ở tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh hay Điện Biên ngất xỉu vì kiệt sức, người ướt đẫm mồ hôi do mặc đồ bảo hộ quá lâu khiến cộng đồng xót xa. Theo đó, các y, bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ trung bình 4-8 tiếng/ngày để làm nhiệm vụ liên tục. Trang thiết bị bảo hộ, đồ xét nghiệm khi đó còn thiếu thốn nên họ cũng phải chịu nóng, nhịn đi vệ sinh để tiết kiệm.Hỗ trợ trẻ em đi cách ly ở Điện Biên: Cuối tháng 5, hình ảnh nhiều em nhỏ ở các xã tâm dịch của tỉnh Điện Biên phải đi cách ly trong đêm, trải chiếu nằm tạm dưới đất và thiếu thốn từ quần áo tới đồ ăn, nước uống, khẩu trang… được lan tỏa rộng rãi. Cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Điện Biên thông tin với Zing rằng nhờ những lời kêu gọi quyên góp trong cộng đồng, nhiều cá nhân, tổ chức đã ủng hộ để kịp thời san sẻ khó khăn với cô trò ở địa phương. Ảnh: NVCC.
Giảm tiền nhà, tặng quà cho người nghèo: Biết nhiều người còn khó khăn sau giãn cách, hôm 12/12, ông Lê Tuấn Giảng (78 tuổi, quận Bình Tân, TP.HCM) cùng con gái dùng 120 triệu đồng, chia thành 400 phần quà, đi hỗ trợ người thuê trọ, lao động nghèo cả khu phố nơi mình sống. Là chủ khu trọ 15 phòng, gần 7 năm qua, ông thường xuyên hỗ trợ mọi người. Tháng 7, khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16, ông Giảng giảm 50% tiền phòng. Tháng 8-9, ông miễn phí toàn bộ tiền nhà. Thấy nhiều người chưa thể đi làm lại sau giãn cách, ngày 8/10, cha con ông Giảng tặng mỗi gia đình 200.000 đồng kèm quà. Cảm mến tấm lòng của vị chủ trọ, không ít lao động ở lâu dài và gắn bó với ông như người nhà. Ảnh: Đào Phương.
Đạp xe khắp TP.HCM giúp người: 6 tháng qua, Trúc Ly (29 tuổi, Phú Yên), giáo viên mầm non, không về quê tránh dịch mà ở lại TP.HCM, mỗi ngày đạp xe khắp các quận để giúp đỡ người khó khăn. “Tôi cứ đi ra khỏi nhà chứ không biết sẽ giúp ai. Nhiều khi định chạy qua giúp người này nhưng trên đường gặp vài ba hoàn cảnh khó khăn khác, lại chẳng thể làm ngơ”, cô nói với Zing. Không chỉ tặng quà, Ly còn dành nhiều thời gian ngồi xuống tâm sự để hiểu được hoàn cảnh của từng người. Nữ giáo viên mong được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều cá nhân, đem đến cho họ niềm vui nho nhỏ trong thời điểm khó khăn. Ảnh: Huệ Lâm.
Dùng tiền sinh nhật mua xe tặng người lạ: Đầu tháng 11, được mẹ tặng 100 triệu đồng dịp sinh nhật, chị Nguyễn Tường Vi (29 tuổi, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) quyết định mua 5 xe máy tặng bà con nghèo ở địa phương làm phương tiện mưu sinh. Trước đó, vào tháng 7, khi thấy dòng người từ miền Nam đi bộ về quê tránh dịch, chị tặng 5 chiếc xe máy cũ cho người đi bộ hoặc đạp xe. Chị Vi cũng tài trợ cho 10 chuyến xe đưa hàng trăm người từ Nam ra Bắc để hồi hương vào tháng 10. Biết về hoàn cảnh khó khăn nào cần giúp đỡ, cô gái 29 tuổi cũng tiến hành xác minh và dùng tiền cá nhân hỗ trợ họ. Ảnh: Trần Vương.
Cơm 0 đồng tặng người nghèo: Trong thời gian TP.HCM giãn cách xã hội, vợ chồng bà Nguyễn Thị My (70 tuổi), chủ hàng cơm ở quận Bình Thạnh, đều đặn nấu hàng trăm hộp cơm chay miễn phí để tặng người khó khăn. Chồng bà My năm nay hơn 85 tuổi, sức khỏe yếu nhưng vẫn cố gắng phụ giúp vợ. Biết ông bà nấu cơm từ thiện suốt nhiều tháng, chủ nhà không lấy tiền thuê. Nhiều mạnh thường quân biết đến hàng cơm 0 đồng này cũng đem thêm gạo, rau củ, nhu yếu phẩm đến góp cùng. Trong dịch, những bữa cơm 0 đồng như thế cũng được nhiều tấm lòng hảo tâm trên khắp cả nước trao tận tay người nghèo để cùng vượt qua khó khăn. Ảnh: Đào Phương.
F0 khỏi bệnh xin đi chống dịch: 9 người trong gia đình không may mắc Covid-19, sau khi điều trị khỏi, vợ chồng anh Nguyễn Trọng Hoàng (38 tuổi, Phó giám đốc công ty sản xuất bao bì tại TP.HCM) cùng vợ là chị Lưu Ngọc Anh và 2 em gái đi tình nguyện chống dịch. Bên cạnh người thân, anh còn khuyến khích nhân viên, đồng nghiệp tham gia. Với anh Hoàng, đây là cách để trả ơn y, bác sĩ, tình nguyện viên vất vả nơi tuyến đầu. Không chỉ góp sức, anh còn đề xuất và thuyết phục ban giám đốc công ty mình tài trợ ly giấy, tô giấy, hộp cơm giấy cho nhiều bệnh viện tuyến đầu trên toàn quốc trong thời gian dịch bùng phát. Ảnh: NVCC.
Xe 0 đồng chở bệnh nhân trong dịch: Từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, nhóm thiện nguyện “Những chuyến xe yêu thương” kết nối qua các bệnh viện trong thành phố để hỗ trợ đưa bệnh nhân về quê hoặc từ nhà tới nơi điều trị. Theo anh Bình Minh - người sáng lập nhóm, nhóm hiện có khoảng 100 thành viên, cả nam và nữ, ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Hơn 1 năm qua, nhóm hoạt động đều đặn, ưu tiên đưa bệnh nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, điều trị lâu ngày trong các bệnh viện ở thủ đô về tận nhà. Các tài xế đều dùng xe cá nhân, tự lo mọi chi phí xăng xe, cầu đường, thậm chí kêu gọi hỗ trợ thêm cho những hoàn cảnh đặc biệt. Ảnh: NVCC.
Nhảy cẫng lên khi được quà từ thiện: Nhận 5 kg gạo và thùng mì tôm từ nhóm từ thiện ở phường Hòa Khánh Bắc (TP Đà Nẵng) đầu tháng 8, một người đàn ông không giấu nổi vẻ vui mừng, nhảy lên hạnh phúc cho tới lúc đem quà ra xe. Thấy hình ảnh dễ thương, anh Phạm Ngọc Cường, thành viên nhóm, dùng điện thoại ghi lại và chia sẻ lên mạng xã hội, khiến nhiều người thích thú. Ảnh: NVCC.
Nhóm TNV đội mưa 2 tiếng: Giữa tháng 7, trên xe đi phun khử khuẩn, nhóm TNV hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM bất ngờ gặp cơn mưa lớn. Không kịp chuẩn bị áo mưa, cũng không tìm được chỗ trú, tất cả ngồi trên thùng chiếc xe bán tải đành chịu trận. Suốt 2 tiếng, các thành viên động viên nhau, thi thoảng choàng tay ôm chặt người bên cạnh dưới làn mưa xối xả cho khỏi ngã. Hình ảnh này khiến nhiều người không khỏi xúc động. Ảnh: NVCC.
Y, bác sĩ kiệt sức nơi tâm dịch: Đợt dịch thứ 4 bùng phát trong thời điểm nắng nóng gay gắt ở miền Bắc, loạt hình ảnh cán bộ y tế ở tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh hay Điện Biên ngất xỉu vì kiệt sức, người ướt đẫm mồ hôi do mặc đồ bảo hộ quá lâu khiến cộng đồng xót xa. Theo đó, các y, bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ trung bình 4-8 tiếng/ngày để làm nhiệm vụ liên tục. Trang thiết bị bảo hộ, đồ xét nghiệm khi đó còn thiếu thốn nên họ cũng phải chịu nóng, nhịn đi vệ sinh để tiết kiệm.
Hỗ trợ trẻ em đi cách ly ở Điện Biên: Cuối tháng 5, hình ảnh nhiều em nhỏ ở các xã tâm dịch của tỉnh Điện Biên phải đi cách ly trong đêm, trải chiếu nằm tạm dưới đất và thiếu thốn từ quần áo tới đồ ăn, nước uống, khẩu trang… được lan tỏa rộng rãi. Cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Điện Biên thông tin với Zing rằng nhờ những lời kêu gọi quyên góp trong cộng đồng, nhiều cá nhân, tổ chức đã ủng hộ để kịp thời san sẻ khó khăn với cô trò ở địa phương. Ảnh: NVCC.