Sanjay Radakrishna, chàng trai 26 tuổi đi du lịch và quyết định chinh phục ngọn núi cao nhất tại Campuchia. Anh chàng này nghĩ rằng chuyến đi của mình rất đơn giản và chỉ mang theo mình 1,5 lít nước, 20 miếng bánh quy và một chiếc áo cử nhân. Ngọn núi mà Sanjay muốn chinh phục có độ cao 1.813m so với mặt nước biển. Sau khi leo đến đỉnh núi, Sanjay quyết định chạy bộ xuống theo đường mòn hẹp, nhưng sau đó cậu bị trượt chân và ngã xuống một con dốc đứng cao khoảng 10m. Sanjay cố gắng trở lại đường mòn nhưng sau cú ngã, cậu bị thương nặng ở chân, rất đau và không thể di chuyển được. Chàng trai 26 tuổi bắt đầu cuộc phiêu lưu, sinh tồn với tự nhiên khắc nghiệt trong tình trạng rất tồi tệ. Theo TNP viết lại lời kể của Sanjay, chàng trai lên núi và chỉ mang theo mình một chiếc đồng hồ, la bàn, điện thoại di động, chân máy ảnh và pin. Chiếc áo cử nhân chất đầy ba lô của cậu, Sanjay mang theo chiếc áo này vì muốn chụp ảnh cùng nó sau khi trở lại trường học để tham dự lễ tốt nghiệp. Sau cú ngã từ trên cao, Sanjay mất khả năng di chuyển, chiếc quần soóc của cậu cũng bị rách toạc. Vật lộn với cái chân đau, trong tình cảnh thiếu nước uống và không có thiết bị sưởi ấm, chàng trai can đảm đã phải mất 6 ngày mới có thể tự giải thoát cho mình. Bức ảnh Sanjay chụp trên đường leo núi. Trước khi bắt đầu hành trình, cậu chuyển một tin nhắn văn bản đến gia đình và bạn bè, nhưng khi lên núi cao, điện thoại bị mất sóng nên không thể giúp cậu giải nguy được. Sanjay kể lại rằng cậu đã phải lết từng bước để trở về con đường mòn dẫn xuống núi. Rất may trong những ngày mắc kẹt trên núi, trời lại có mưa nên nhờ vậy cậu không bị chết khát. Lết được xuống đến chân núi, Sanjay được người dân ở ngôi làng gần đó giúp đỡ và đưa về Phnom Penh. Câu chuyện của Sanjay được nhiều bạn trẻ, dân phượt lấy làm kinh nghiệm cho bản thân, luôn cẩn trọng, chuẩn bị kỹ càng trước những chuyến đi để tránh những bất trắc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sanjay Radakrishna, chàng trai 26 tuổi đi du lịch và quyết định chinh phục ngọn núi cao nhất tại Campuchia. Anh chàng này nghĩ rằng chuyến đi của mình rất đơn giản và chỉ mang theo mình 1,5 lít nước, 20 miếng bánh quy và một chiếc áo cử nhân.
Ngọn núi mà Sanjay muốn chinh phục có độ cao 1.813m so với mặt nước biển. Sau khi leo đến đỉnh núi, Sanjay quyết định chạy bộ xuống theo đường mòn hẹp, nhưng sau đó cậu bị trượt chân và ngã xuống một con dốc đứng cao khoảng 10m.
Sanjay cố gắng trở lại đường mòn nhưng sau cú ngã, cậu bị thương nặng ở chân, rất đau và không thể di chuyển được. Chàng trai 26 tuổi bắt đầu cuộc phiêu lưu, sinh tồn với tự nhiên khắc nghiệt trong tình trạng rất tồi tệ.
Theo TNP viết lại lời kể của Sanjay, chàng trai lên núi và chỉ mang theo mình một chiếc đồng hồ, la bàn, điện thoại di động, chân máy ảnh và pin. Chiếc áo cử nhân chất đầy ba lô của cậu, Sanjay mang theo chiếc áo này vì muốn chụp ảnh cùng nó sau khi trở lại trường học để tham dự lễ tốt nghiệp.
Sau cú ngã từ trên cao, Sanjay mất khả năng di chuyển, chiếc quần soóc của cậu cũng bị rách toạc. Vật lộn với cái chân đau, trong tình cảnh thiếu nước uống và không có thiết bị sưởi ấm, chàng trai can đảm đã phải mất 6 ngày mới có thể tự giải thoát cho mình.
Bức ảnh Sanjay chụp trên đường leo núi. Trước khi bắt đầu hành trình, cậu chuyển một tin nhắn văn bản đến gia đình và bạn bè, nhưng khi lên núi cao, điện thoại bị mất sóng nên không thể giúp cậu giải nguy được.
Sanjay kể lại rằng cậu đã phải lết từng bước để trở về con đường mòn dẫn xuống núi. Rất may trong những ngày mắc kẹt trên núi, trời lại có mưa nên nhờ vậy cậu không bị chết khát.
Lết được xuống đến chân núi, Sanjay được người dân ở ngôi làng gần đó giúp đỡ và đưa về Phnom Penh. Câu chuyện của Sanjay được nhiều bạn trẻ, dân phượt lấy làm kinh nghiệm cho bản thân, luôn cẩn trọng, chuẩn bị kỹ càng trước những chuyến đi để tránh những bất trắc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.