Dải núi cầu vồng này là cảnh thiên nhiên kỳ thú tuyệt đẹp, một phần của Công viên địa chất vùng Zhangye Danxia thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Theo nghiên cứu, hàng trăm lớp sa thạch màu và các khoáng chất đã được ép vào với nhau trong hơn 24 triệu năm. Sau đó tạo hóa kiến tạo ra dãy núi hiện nay. Từng ngọn núi của công viên này lại mang những màu sắc và lớp vân thay đổi từ màu đỏ tươi, màu hạt dẻ, chanh đá tới màu vàng, cam, xanh biển… Vùng núi cầu vồng của Danxia được các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện từ những năm 1920 - 1930 nhưng vẫn ít được biết đến. Kể từ năm 2010, khi Zhangye Danxia được công nhận là Di sản thế giới với tổng diện tích bao gồm 73.945 ha, du lịch vùng này đã bùng nổ với số lượng khách tăng không ngừng. Hồ Hillier là một hồ nước màu hồng nằm trên đảo Middle, là hòn đảo lớn nhất trong số các hòn đảo trên quần đảo Recherche, Tây Australia. Từ trên nhìn xuống, hồ Hillier trông như một chiếc bong bóng kẹo cao su được thổi phồng lên. Điều đó đã khiến hồ Hillier trở nên vô cùng đặc biệt. Hồ dài khoảng 600 m, được bao phủ bởi một dải cát và một khu rừng rậm Paperbark và rừng bạch đàn. Một dải cát hẹp được bao phủ bởi thảm thực vật chia tách hồ với vùng biển phía Nam.Vùng Danakil Depression nằm trong sa mạc Danakil, Ethiopia được xem là nơi nóng nhất trái đất. Danakil Depression thấp hơn mực nước biển khoảng 318 feet (tương đương gần 100 m), chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và muối mỏ. Sức nóng khủng khiếp tại trung tâm của sa mạc làm nước lũ bốc hơi nhanh chóng và để muối kết tinh lại bên dưới. Danakil có vùng đất đặc trưng màu xanh và vàng rực rỡ, đây là kết quả của bốc hơi lưu huỳnh từ các dòng suối nóng dưới lòng đất. Cảnh tượng này trong rất đẹp nhưng khắp nơi đều có mùi khó chịu như mùi trứng thối.Hồ Natron ở Tanzania. Được biết, tên gọi của hồ Natron được đặt theo một loại khoáng gây ra hiện tượng lượng kiềm cao ở hồ Natron. Với lượng pH vào khoảng 9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C). Theo tìm hiểu, sự kết hợp hóa học của các hóa chất trong nước hồ chính là nguyên nhân đã làm hóa đá các sinh vật như chim, dơi...Đầm lầy Atchafalaya là khu đầm lầy lớn nhất nước Mỹ, nằm ở phía Nam trung tâm bang Louisiana. Đây là một vùng đất ngập nước kết hợp với khu lưu vực sông Atchafalaya, nơi sông này đổ ra Vịnh Mexico. Ở đây có nhiều cá và tôm, ngoài ra ở đây có cá sấu và cả loài gấu đen đặc biệt của vùng Louisiana. Đầm lầy Atchafalaya rất lớn, rộng khoảng 30 km và dài khoảng 240 km, nước trong đầm lúc nhiều lúc ít, nhưng nước đọng vũng không chảy đi đâu như sông hay lạch.Joshua Tree National Park là một khuôn viên hùng vĩ, gần 800,000 acres, sắc thái đa dạng, nằm ở phía Đông của thành phố Los Angeles. Bạn có thể đến từ phía tây bằng đường xa lộ 10 và đại lộ 62 (hoặc Twentynine Palms Highway). Thoạt nhìn có thể thấy sự khô khan, cứng ngắt vì vùng đất này được hình thành từ những cơn gió mạnh mẽ, những cơn bão tàn bạo, khí hậu khắc nghiệt, hiếm hoi mới có những trận mưa. Hai vùng đất sa mạc với độ cao chênh lệch, Colorado Desert từ phía đông, và Mojave Desert từ phía tây, nối liền nhau tạo nên khuôn viên độc đáo này.Khu bảo tồn thiên nhiên Tsingy de Bemaraha là một bảo khu bảo tồn nằm gần bờ biển phía tây của Madagascar. Khu bảo tồn này đã được công nhận là di sản thế giới vào năm 1990 do sự độc đáo của địa hình địa lý tại đây, cùng hệ thiên nhiên với những khu rừng ngập mặn với các loài chim hoang dã và vượn cáo.Socotra là một quần đảo nhỏ thuộc nước Cộng hoà Yemen, nó bao gồm 4 hòn đảo và các cồn đất nhỏ nằm ngoài biển khơi Ấn Độ Dương thuộc vùng duyên hải của Sừng Châu Phi, cách phía Nam bán đảo Ả Rập khoảng 350km. Quần đảo này nổi bật với những vùng đồng bằng ven biển hẹp, cao nguyên đá vôi với nhiều hang động, và núi non cao tới 1.525m so với mực nước biển. Socotra rất đa dạng với 700 loài động thực vật cực kỳ quý hiếm, 1/3 trong số này là loài đặc hữu, tức là không tìm thấy ở đâu khác trên Trái Đất.Cappadocia là một vùng đất thuộc trung tâm cao nguyên Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây sở hữu một cảnh quan thiên nhiên vô cùng ấn tượng. Trải qua hàng nghìn năm, gió mưa làm xói mòn lớp sa thạch và tro núi lửa, tạo thành cảnh quan trông chẳng khác nào mặt trăng, với những cột đá như ống khói.Salar de Uyuni ở Bolivia không chỉ là nơi du lịch mà còn là để chiêm ngưỡng sự khổng lồ và màu sắc tuyệt đẹp của cánh đồng muối. Salar de Uyuni là nơi của những cái nhất – cánh đồng muối lớn nhất thế giới, nơi lưu trữ nhiều chất li-ti nhất, nơi tốt nhất trên thế giới để đo kích thước vệ tinh nhân tạo. Nơi đây còn được gọi là “chiếc gương của bầu trời”.
Dải núi cầu vồng này là cảnh thiên nhiên kỳ thú tuyệt đẹp, một phần của Công viên địa chất vùng Zhangye Danxia thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Theo nghiên cứu, hàng trăm lớp sa thạch màu và các khoáng chất đã được ép vào với nhau trong hơn 24 triệu năm. Sau đó tạo hóa kiến tạo ra dãy núi hiện nay. Từng ngọn núi của công viên này lại mang những màu sắc và lớp vân thay đổi từ màu đỏ tươi, màu hạt dẻ, chanh đá tới màu vàng, cam, xanh biển… Vùng núi cầu vồng của Danxia được các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện từ những năm 1920 - 1930 nhưng vẫn ít được biết đến. Kể từ năm 2010, khi Zhangye Danxia được công nhận là Di sản thế giới với tổng diện tích bao gồm 73.945 ha, du lịch vùng này đã bùng nổ với số lượng khách tăng không ngừng.
Hồ Hillier là một hồ nước màu hồng nằm trên đảo Middle, là hòn đảo lớn nhất trong số các hòn đảo trên quần đảo Recherche, Tây Australia. Từ trên nhìn xuống, hồ Hillier trông như một chiếc bong bóng kẹo cao su được thổi phồng lên. Điều đó đã khiến hồ Hillier trở nên vô cùng đặc biệt. Hồ dài khoảng 600 m, được bao phủ bởi một dải cát và một khu rừng rậm Paperbark và rừng bạch đàn. Một dải cát hẹp được bao phủ bởi thảm thực vật chia tách hồ với vùng biển phía Nam.
Vùng Danakil Depression nằm trong sa mạc Danakil, Ethiopia được xem là nơi nóng nhất trái đất. Danakil Depression thấp hơn mực nước biển khoảng 318 feet (tương đương gần 100 m), chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và muối mỏ. Sức nóng khủng khiếp tại trung tâm của sa mạc làm nước lũ bốc hơi nhanh chóng và để muối kết tinh lại bên dưới. Danakil có vùng đất đặc trưng màu xanh và vàng rực rỡ, đây là kết quả của bốc hơi lưu huỳnh từ các dòng suối nóng dưới lòng đất. Cảnh tượng này trong rất đẹp nhưng khắp nơi đều có mùi khó chịu như mùi trứng thối.
Hồ Natron ở Tanzania. Được biết, tên gọi của hồ Natron được đặt theo một loại khoáng gây ra hiện tượng lượng kiềm cao ở hồ Natron. Với lượng pH vào khoảng 9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C). Theo tìm hiểu, sự kết hợp hóa học của các hóa chất trong nước hồ chính là nguyên nhân đã làm hóa đá các sinh vật như chim, dơi...
Đầm lầy Atchafalaya là khu đầm lầy lớn nhất nước Mỹ, nằm ở phía Nam trung tâm bang Louisiana. Đây là một vùng đất ngập nước kết hợp với khu lưu vực sông Atchafalaya, nơi sông này đổ ra Vịnh Mexico. Ở đây có nhiều cá và tôm, ngoài ra ở đây có cá sấu và cả loài gấu đen đặc biệt của vùng Louisiana. Đầm lầy Atchafalaya rất lớn, rộng khoảng 30 km và dài khoảng 240 km, nước trong đầm lúc nhiều lúc ít, nhưng nước đọng vũng không chảy đi đâu như sông hay lạch.
Joshua Tree National Park là một khuôn viên hùng vĩ, gần 800,000 acres, sắc thái đa dạng, nằm ở phía Đông của thành phố Los Angeles. Bạn có thể đến từ phía tây bằng đường xa lộ 10 và đại lộ 62 (hoặc Twentynine Palms Highway). Thoạt nhìn có thể thấy sự khô khan, cứng ngắt vì vùng đất này được hình thành từ những cơn gió mạnh mẽ, những cơn bão tàn bạo, khí hậu khắc nghiệt, hiếm hoi mới có những trận mưa. Hai vùng đất sa mạc với độ cao chênh lệch, Colorado Desert từ phía đông, và Mojave Desert từ phía tây, nối liền nhau tạo nên khuôn viên độc đáo này.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tsingy de Bemaraha là một bảo khu bảo tồn nằm gần bờ biển phía tây của Madagascar. Khu bảo tồn này đã được công nhận là di sản thế giới vào năm 1990 do sự độc đáo của địa hình địa lý tại đây, cùng hệ thiên nhiên với những khu rừng ngập mặn với các loài chim hoang dã và vượn cáo.
Socotra là một quần đảo nhỏ thuộc nước Cộng hoà Yemen, nó bao gồm 4 hòn đảo và các cồn đất nhỏ nằm ngoài biển khơi Ấn Độ Dương thuộc vùng duyên hải của Sừng Châu Phi, cách phía Nam bán đảo Ả Rập khoảng 350km. Quần đảo này nổi bật với những vùng đồng bằng ven biển hẹp, cao nguyên đá vôi với nhiều hang động, và núi non cao tới 1.525m so với mực nước biển. Socotra rất đa dạng với 700 loài động thực vật cực kỳ quý hiếm, 1/3 trong số này là loài đặc hữu, tức là không tìm thấy ở đâu khác trên Trái Đất.
Cappadocia là một vùng đất thuộc trung tâm cao nguyên Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây sở hữu một cảnh quan thiên nhiên vô cùng ấn tượng. Trải qua hàng nghìn năm, gió mưa làm xói mòn lớp sa thạch và tro núi lửa, tạo thành cảnh quan trông chẳng khác nào mặt trăng, với những cột đá như ống khói.
Salar de Uyuni ở Bolivia không chỉ là nơi du lịch mà còn là để chiêm ngưỡng sự khổng lồ và màu sắc tuyệt đẹp của cánh đồng muối. Salar de Uyuni là nơi của những cái nhất – cánh đồng muối lớn nhất thế giới, nơi lưu trữ nhiều chất li-ti nhất, nơi tốt nhất trên thế giới để đo kích thước vệ tinh nhân tạo. Nơi đây còn được gọi là “chiếc gương của bầu trời”.