Để tránh những tai nạn nghiêm trọng, đau thương như vụ
xe khách Sao Việt rơi xuống vực dẫn đến cái chết của 12 người hôm 1/9, các phượt thủ cũng cần có rất nhiều lưu ý khi chọn đường đi Sapa.
Sau đây là những điều cần lưu ý cho chuyến phượt được trọn vẹn:
Hai cách phổ thông mà các khách du lịch hay đi đó là bằng tàu hỏa và ô tô. Cách thứ 3 là di chuyển bằng xe máy, dân phượt thường chọn cách này bởi cũng tiết kiệm nhiều chi phí và còn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường đi.
Thời điểm thích hợp cho chuyến đi
Thời điểm thích hợp nhất cho chuyến phượt là vào đầu tháng 9 đến tháng 11 để được tận mắt chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang trong gam màu vàng rực. Còn từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 là thời điểm của rất nhiều loài hoa thi nhau đua nở.
|
Sa Pa nằm trọn trong tầm mắt, khung cảnh hoang sơ, núi non hùng vĩ, mây trời lồng lộng. |
Không khí quanh năm mát mẻ, trong lành rất phù hợp cho kỳ nghỉ lễ dài của các
gia đình muốn tìm không gian thoải mái.
Vào mùa đông trời rất lạnh, nếu có mặt ở đây tận mắt chứng kiến cảnh tuyết rơi, hết sức thú vị.
|
Từ tháng 12 đến cuối tháng 2, tuyết phủ trắng xóa, trải nghiệm khó quên đối với bất kỳ ai đặt chân đến đây. |
Phượt ở Sa Pa cần quan tâm tới đường xá và xe cộ
Đường đi Sapa khá xa vào khoảng 370km vì vậy trước chuyến đi nên sửa chữa lại cho chiếc xe để đảm bảo ít gặp trục trặc trên đường đi. Mang theo săm dự phòng và đồ sửa xe để có thể thao tác được khi không gặp quán sửa xe.
Tuyến đường đi Sapa phổ biến nhất đó là qua Lào Cai vì nó gần và dễ đi. Tuy nhiên dân du lịch bụi thường chọn cách đi qua Lai Châu để chinh phục 2 trong 4 con đèo huyền thoại đó là đèo Khau Phạ và đèo Ô Quy Hồ.
Đặc biệt, các phượt thủ nên lưu ý đến đoạn đường quốc lộ 4D nối với Kim Tân, gần Sapa. Đoạn đường này đầy rẫy những dốc, vực hiểm trở, những "điểm tử thần". Đây cũng là nơi chiếc xe khách Sao Việt gặp nạn khiến 12 người thiệt mạng mới đây.
|
Luôn cẩn trọng với những đoạn cua ngay sát mép vực trên đường đi Sapa. |
Với các phượt thủ chinh phục đèo Ô Quy Hồ "vua đèo xứ Bắc", cũng cần đặc biệt lưu ý với những đoạn đường gập ghềnh, cheo leo, hiểm trở. Nguy hiểm nhất là các đoạn "cua tay áo" men vực thẳm rất khó đi. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên đi bằng xe máy hoặc ô tô vào ban ngày, không đi vào buổi tối khi tầm nhìn bị hạn chế và luôn giữ tốc độ vừa phải để xử lý được mọi tình huống bất trắc.
|
Một khúc cua tay áo "rùng rợn" trên đường phượt đèo Ô Quy Hồ. Ảnh Cungphuot. |
Việc theo dõi các biển báo trên đường phượt cũng là một cách hữu hiệu để các phượt thủ tự bảo vệ bản thân trên đường đi. Trên các con đèo, đường quốc lộ cheo leo, hãy để tâm đến những tấm biển cảnh báo về đường trơn, mấp mô, đoạn đường có đá lở và giới hạn tốc độ. Nếu di chuyển bằng ô tô, có thể nhắc nhở tài xế nếu thấy họ đi quá nhanh hoặc quá khuya.
|
Các phượt thủ luôn luôn cần để ý tới các biển cảnh báo để nắm rõ được tình trạng con đường nơi mình đang đi. Tuyệt đối tuân thủ theo những bảng hướng dẫn để tránh được nguy hiểm, tai nạn chết người. |
|
Đi đường ở Sa Pa luôn cẩn thận vì có rất nhiều đoạn cua vắt tay áo, nguy hiểm là luôn rình rập. Nhưng đổi lại là cảnh đẹp ven đường rất ấn tượng. |
Ngoài ra, các phượt thủ cũng cần trang bị cho mình các đồ dùng quan trọng như:
Giấy tờ tùy thân: Giấy phép lái xe, hộ chiếu, CMTND dùng để khai báo, thuê phòng.
Bản đồ du lịch: Mang theo Bản đồ du lịch sẽ giúp bản thân nắm rõ lịch trình – tiết kiệm thời gian – tránh bị lạc đường. Nên khoanh đỏ, đánh dấu lưu ý vào những đoạn đường được cảnh báo là có nhiều nguy hiểm...