Bộ ảnh phượt Việt Nam được đăng tải lên trang Facebook có tên The Walking Backpack và đã thu hút gần 5.000 lượt yêu thích, gần 1.000 lượt chia sẻ, 316.000 lượt xem của giới trẻ Thái Lan.Với tiêu đề “Vietnam in 80 hours” (80 giờ tại Việt Nam), anh chàng phượt thủ này chọn 4 điểm đến nổi tiếng của du lịch Việt: Sài Gòn, Mũi Né, Đà Nẵng và Hội An. Đến Sài Gòn, anh chàng ghi lại hành trình đi qua chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên 30/4, Nhà thờ Đức Bà. Và từ đây, anh chàng di chuyển đến Mũi Né bằng xe khách.Đến Mũi Né, ngoài tung tăng cùng biển xanh cát trắng, anh chàng người Thái còn không quên ghé qua Đồi Hồng – nơi được mệnh danh là “sa mạc Sahara thu nhỏ”, được giới trẻ Thái yêu thích gần đây.Sau đó, anh chàng cùng với người bạn đồng hành của mình đã lăn xả cùng các em nhỏ với trò chơi trượt cát bằng ván nhựa, và không quên mô tả, nêu cảm nhận với khán giả.Từ Mũi Né, anh chàng chu du đến Đà Nẵng. Ở đây, anh thuê một chiếc xe máy và cứ thế thả đèo, ngắm cảnh biển và thẳng tiến đến Hội An.Như bao du khách lần đầu tiên đặt chân đến Hội An, anh chàng người Thái ngay lập tức bị vẻ dịu dàng mà bí ẩn của nơi này “hút hồn”. Anh không ngừng so sánh nơi này với Nhật Bản và tận hưởng không khí thanh bình khi về đêm của phố cổ.Bộ ảnh phượt của anh chàng người Thái thu hút sự chú ý và nhận được sự ủng hộ từ phía cư dân mạng Thái Lan nhờ những khung hình đẹp, sinh động và chia sẻ trải nghiệm thú vị.Một tài khoản có tên Chanathip Puttaria chia sẻ trải nghiệm của mình tại Việt Nam: “Muốn băng qua đường ở thành phố Hồ Chí Minh thì cứ mặc kệ tất cả và đi thẳng, tuyệt đối đừng dừng lại nửa chừng nhé, thật ra mình chưa đi được đến đồi cát nữa, hình ảnh trong này đẹp quá”.Những khung cảnh tuyệt với trong chuyến du lịch đến Việt Nam của anh chàng người Thái khiến dân mạng nước này có một phen đứng ngồi không yên.Nhiều tài khoản khác cũng hào hứng chia sẻ rằng Việt Nam là điểm đến yêu thích của họ, đồng thời muốn biết nhiều thông tin về du lịch Việt Nam nhưng tiếc là không biết tiếng Việt. Ảnh sử dụng trong bài: The Walking Backpack.
Bộ ảnh phượt Việt Nam được đăng tải lên trang Facebook có tên The Walking Backpack và đã thu hút gần 5.000 lượt yêu thích, gần 1.000 lượt chia sẻ, 316.000 lượt xem của giới trẻ Thái Lan.
Với tiêu đề “Vietnam in 80 hours” (80 giờ tại Việt Nam), anh chàng phượt thủ này chọn 4 điểm đến nổi tiếng của du lịch Việt: Sài Gòn, Mũi Né, Đà Nẵng và Hội An. Đến Sài Gòn, anh chàng ghi lại hành trình đi qua chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên 30/4, Nhà thờ Đức Bà. Và từ đây, anh chàng di chuyển đến Mũi Né bằng xe khách.
Đến Mũi Né, ngoài tung tăng cùng biển xanh cát trắng, anh chàng người Thái còn không quên ghé qua Đồi Hồng – nơi được mệnh danh là “sa mạc Sahara thu nhỏ”, được giới trẻ Thái yêu thích gần đây.
Sau đó, anh chàng cùng với người bạn đồng hành của mình đã lăn xả cùng các em nhỏ với trò chơi trượt cát bằng ván nhựa, và không quên mô tả, nêu cảm nhận với khán giả.
Từ Mũi Né, anh chàng chu du đến Đà Nẵng. Ở đây, anh thuê một chiếc xe máy và cứ thế thả đèo, ngắm cảnh biển và thẳng tiến đến Hội An.
Như bao du khách lần đầu tiên đặt chân đến Hội An, anh chàng người Thái ngay lập tức bị vẻ dịu dàng mà bí ẩn của nơi này “hút hồn”. Anh không ngừng so sánh nơi này với Nhật Bản và tận hưởng không khí thanh bình khi về đêm của phố cổ.
Bộ ảnh phượt của anh chàng người Thái thu hút sự chú ý và nhận được sự ủng hộ từ phía cư dân mạng Thái Lan nhờ những khung hình đẹp, sinh động và chia sẻ trải nghiệm thú vị.
Một tài khoản có tên Chanathip Puttaria chia sẻ trải nghiệm của mình tại Việt Nam: “Muốn băng qua đường ở thành phố Hồ Chí Minh thì cứ mặc kệ tất cả và đi thẳng, tuyệt đối đừng dừng lại nửa chừng nhé, thật ra mình chưa đi được đến đồi cát nữa, hình ảnh trong này đẹp quá”.
Những khung cảnh tuyệt với trong chuyến du lịch đến Việt Nam của anh chàng người Thái khiến dân mạng nước này có một phen đứng ngồi không yên.
Nhiều tài khoản khác cũng hào hứng chia sẻ rằng Việt Nam là điểm đến yêu thích của họ, đồng thời muốn biết nhiều thông tin về du lịch Việt Nam nhưng tiếc là không biết tiếng Việt. Ảnh sử dụng trong bài: The Walking Backpack.