Sống cùng nhau hàng chục năm ở phường 26, Bình Thạnh, những người hàng xóm ai cũng biết cụ Nguyễn Văn Ngọc chuyên sửa giày dép, coi tướng số,... nhưng ít ai biết cụ là “dân phượt lão làng" từng chinh phục khắp nẻo đường Việt Nam.
Khi mới 17 tuổi, cụ Ngọc đã đam mê chụp ảnh. Rồi từ những bài học ở trường, những cuốn sách về du lịch Việt Nam khiến cho cụ hình thành sở thích chu du khắp nơi.
Nhưng vì lo toan cuộc sống cùng nhiều lý do riêng nên cụ không có nhiều cơ hội đi xa. Ban đầu là những chuyến đi ngắn và cụ nuôi dưỡng đam mê bằng việc chụp ảnh dạo.
Mãi cho đến cuối năm 2008, ông lão 85 tuổi mới bắt đầu thực hiện đam mê lớn nhất của cuộc đời là đi hết chiều dài đất nước.
Cụ bà đã lớn tuổi và đau yếu nên cụ Ngọc "đơn thương độc mã" trên những nẻo đường Việt Nam. Con trai cụ vốn làm nghề sửa xe đã giúp bố độ chiếc xe Honda 50 cho phù hợp với sức khỏe và tuổi tác.
Xe được lắp đến 2 phanh sau để tăng độ an toàn. Trên tay lái lắp thêm la bàn, đồng hồ xem giờ. Do mắt kém nên cụ Ngọc lắp thêm đèn ở phía trước để chiếu cho rõ.
Cụ Ngọc mở rộng chỗ gác chân bằng miếng ván nhỏ để có thể thoải mái hơn trên hành trình dài.
Hành trang không thể thiếu chiếc máy quay và máy ảnh. Cụ Ngọc chia sẻ: “Tôi thích chụp ảnh những người bạn trên đường và quay lại những cảnh đẹp của Việt Nam”.
Chiếc máy quay phim theo cụ bao năm qua, ghi lại nhiều cảnh sắc thiên nhiên và đời sống. Cụ thường sử dụng màn hình LCD để quay hay chụp ảnh chứ không dùng ống ngắm vì không muốn người khác bị làm phiền hay khó chịu.
Trước mỗi chuyến đi cụ đều tính toán rất kỹ chi phí sao cho tiết kiệm nhất. Bình quân mỗi ngày cụ tiêu gần 400.000 nghìn cho xăng, ăn uống, ngủ nghỉ dọc đường. Cụ cho biết rất hiếm khi bị bệnh hay hỏng xe nên không tốn nhiều tiền cho các khoản này.
Mỗi nơi đi qua cụ đều ghi chép cẩn thận giờ giấc, nơi đến, số km để làm tư liệu về nhà viết lại hành trình.
Một mình một ngựa, cụ ông đã đi dọc chiều dài đất nước. Từ Bắc vào Nam, lên Tây Nguyên hùng vỹ đến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại (Ảnh tư liệu của nhân vật).
Một trong những nơi đi qua mà cụ rất thích và tự hào, đó chính là cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) nơi đặt mốc giới 1116 (Ảnh tư liệu của nhân vật).
Những người gặp cụ Ngọc trên hành trình đều rất khâm phục sự kiên trì, nỗ lực, niềm đam mê cũng như sức khỏe của cụ. Nhiều dân phượt ngạc nhiên khi thấy ông lão "kỳ dị" lang thang trên chiếc xe máy cũ cũng "kỳ dị" không kém trên con đường núi ở Sa Pa. Một bạn trẻ đã ngả mũ trước cụ và tung hô là "phượt tiên sinh" (Ảnh tư liệu của nhân vật).
Sau mỗi chuyến đi, cụ thường chia sẻ cùng người thân những bức ảnh đã chụp trên suốt hành trình. Dù rất lo lắng nhưng những người thân đều ủng hộ và chuẩn bị cho cụ tốt nhất trước mỗi hành trình. Với tâm niệm "tình người là quý giá nhất", nên cụ Ngọc chụp tất cả người gặp trên đường, và nếu có dịp quay lại thì mang theo các tấm ảnh này để tặng họ.
Sống cùng nhau hàng chục năm ở phường 26, Bình Thạnh, những người hàng xóm ai cũng biết cụ Nguyễn Văn Ngọc chuyên sửa giày dép, coi tướng số,... nhưng ít ai biết cụ là “dân phượt lão làng" từng chinh phục khắp nẻo đường Việt Nam.
Khi mới 17 tuổi, cụ Ngọc đã đam mê chụp ảnh. Rồi từ những bài học ở trường, những cuốn sách về du lịch Việt Nam khiến cho cụ hình thành sở thích chu du khắp nơi.
Nhưng vì lo toan cuộc sống cùng nhiều lý do riêng nên cụ không có nhiều cơ hội đi xa. Ban đầu là những chuyến đi ngắn và cụ nuôi dưỡng đam mê bằng việc chụp ảnh dạo.
Mãi cho đến cuối năm 2008, ông lão 85 tuổi mới bắt đầu thực hiện đam mê lớn nhất của cuộc đời là đi hết chiều dài đất nước.
Cụ bà đã lớn tuổi và đau yếu nên cụ Ngọc "đơn thương độc mã" trên những nẻo đường Việt Nam. Con trai cụ vốn làm nghề sửa xe đã giúp bố độ chiếc xe Honda 50 cho phù hợp với sức khỏe và tuổi tác.
Xe được lắp đến 2 phanh sau để tăng độ an toàn. Trên tay lái lắp thêm la bàn, đồng hồ xem giờ. Do mắt kém nên cụ Ngọc lắp thêm đèn ở phía trước để chiếu cho rõ.
Cụ Ngọc mở rộng chỗ gác chân bằng miếng ván nhỏ để có thể thoải mái hơn trên hành trình dài.
Hành trang không thể thiếu chiếc máy quay và máy ảnh. Cụ Ngọc chia sẻ: “Tôi thích chụp ảnh những người bạn trên đường và quay lại những cảnh đẹp của Việt Nam”.
Chiếc máy quay phim theo cụ bao năm qua, ghi lại nhiều cảnh sắc thiên nhiên và đời sống. Cụ thường sử dụng màn hình LCD để quay hay chụp ảnh chứ không dùng ống ngắm vì không muốn người khác bị làm phiền hay khó chịu.
Trước mỗi chuyến đi cụ đều tính toán rất kỹ chi phí sao cho tiết kiệm nhất. Bình quân mỗi ngày cụ tiêu gần 400.000 nghìn cho xăng, ăn uống, ngủ nghỉ dọc đường. Cụ cho biết rất hiếm khi bị bệnh hay hỏng xe nên không tốn nhiều tiền cho các khoản này.
Mỗi nơi đi qua cụ đều ghi chép cẩn thận giờ giấc, nơi đến, số km để làm tư liệu về nhà viết lại hành trình.
Một mình một ngựa, cụ ông đã đi dọc chiều dài đất nước. Từ Bắc vào Nam, lên Tây Nguyên hùng vỹ đến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại (Ảnh tư liệu của nhân vật).
Một trong những nơi đi qua mà cụ rất thích và tự hào, đó chính là cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) nơi đặt mốc giới 1116 (Ảnh tư liệu của nhân vật).
Những người gặp cụ Ngọc trên hành trình đều rất khâm phục sự kiên trì, nỗ lực, niềm đam mê cũng như sức khỏe của cụ. Nhiều dân phượt ngạc nhiên khi thấy ông lão "kỳ dị" lang thang trên chiếc xe máy cũ cũng "kỳ dị" không kém trên con đường núi ở Sa Pa. Một bạn trẻ đã ngả mũ trước cụ và tung hô là "phượt tiên sinh" (Ảnh tư liệu của nhân vật).
Sau mỗi chuyến đi, cụ thường chia sẻ cùng người thân những bức ảnh đã chụp trên suốt hành trình. Dù rất lo lắng nhưng những người thân đều ủng hộ và chuẩn bị cho cụ tốt nhất trước mỗi hành trình. Với tâm niệm "tình người là quý giá nhất", nên cụ Ngọc chụp tất cả người gặp trên đường, và nếu có dịp quay lại thì mang theo các tấm ảnh này để tặng họ.