Nhiếp ảnh gia Dennis Doucer đang tìm kiếm các loài chim ở đồng lúa tại Kobe, Nhật Bản thì thấy một loạt đầu mannequin giữa ruộng.Chúng là hàng thải ra từ các hiệu tóc ở địa phương, được tái sử dụng làm bù nhìn đuổi chim ở ruộng lúa.Doucet cho biết, theo thời gian, những chiếc đầu nhựa bị bạc màu hoặc mọc rêu, khiến chúng càng trở nên đáng sợ.Chúng thường xuất hiện vào khoảng giữa tới cuối tháng 8, bảo vệ mùa màng trước thời điểm thu hoạch.Nông dân cho biết chim sẻ đe dọa tới mùa màng, và việc sử dụng bù nhìn đặc biệt này đem lại kết quả tốt.Bù nhìn đuổi chim có tên “kakashi” trong tiếng Nhật, có vị trí quan trọng với văn hóa nông nghiệp, với nhiều truyền thuyết xung quanh tác dụng của chúng ở ruộng lúa.Trái ngược với những món đồ dễ thương ở Nhật, các bù nhìn này có vẻ ngoài khá đáng sợ.Người dân còn tìm cách để bù nhìn của mình trở nên kỳ dị hơn, như bỏ bộ tóc.Vào buổi tối, khi ánh đèn xe chiếu vào, những con bù nhìn kỳ dị này dễ khiến nhiều người chết khiếp.
Nhiếp ảnh gia Dennis Doucer đang tìm kiếm các loài chim ở đồng lúa tại Kobe, Nhật Bản thì thấy một loạt đầu mannequin giữa ruộng.
Chúng là hàng thải ra từ các hiệu tóc ở địa phương, được tái sử dụng làm bù nhìn đuổi chim ở ruộng lúa.
Doucet cho biết, theo thời gian, những chiếc đầu nhựa bị bạc màu hoặc mọc rêu, khiến chúng càng trở nên đáng sợ.
Chúng thường xuất hiện vào khoảng giữa tới cuối tháng 8, bảo vệ mùa màng trước thời điểm thu hoạch.
Nông dân cho biết chim sẻ đe dọa tới mùa màng, và việc sử dụng bù nhìn đặc biệt này đem lại kết quả tốt.
Bù nhìn đuổi chim có tên “kakashi” trong tiếng Nhật, có vị trí quan trọng với văn hóa nông nghiệp, với nhiều truyền thuyết xung quanh tác dụng của chúng ở ruộng lúa.
Trái ngược với những món đồ dễ thương ở Nhật, các bù nhìn này có vẻ ngoài khá đáng sợ.
Người dân còn tìm cách để bù nhìn của mình trở nên kỳ dị hơn, như bỏ bộ tóc.
Vào buổi tối, khi ánh đèn xe chiếu vào, những con bù nhìn kỳ dị này dễ khiến nhiều người chết khiếp.