|
Ảnh minh họa. |
Ai đi qua cũng phải bịt mũi. Sau khi
hút cống, người ta lại xây kín, lại lát gạch lên, nhìn không thấy cống
đâu nữa. Mọi người lại đi qua đi lại bình thường.
Nhưng đã trót nhìn xuống đó rồi thì cũng thấy ghê ghê. Hoá ra hằng ngày, hằng giờ chúng ta vẫn đi lại, vẫn sống ngay cạnh, ngay trên những cái cống ngầm ghê gớm đó. Có khi còn ngồi ăn uống ngay bên những cái cống như thế.
Mọi thứ rác bẩn đều đổ vào đây hết. Cái toillet suốt ngày được cọ rửa sạch bong, sáng bóng, khu bếp được sử dụng đủ chất tẩy rửa... cứ tưởng là sạch, mọi thứ bẩn thỉu tưởng rằng chỉ cần đổ chất tẩy vào rồi cọ rửa, rồi dội ào một cái là đi sạch... nhưng rồi mọi thứ đều đổ xuống cống ngay dưới chân mình đây thôi. Ngay dưới tấm bê tông này là cống đấy, là thế giới của vô vàn những thứ bẩn thỉu. Thật là chủ quan khi ta tưởng người thành phố là vệ sinh.
Và cái sự tưởng là sạch sẽ ấy đã hình thành nên một nét tính cách của người thành phố, đó là chỉ biết sạch nhà mình. Quét nhà xong thì hắt luôn rác ra đường, coi như là nhà mình sạch rồi và chỉ cần sạch trong nhà thế là đủ. Từ con chuột chết cũng vứt ngay ra cửa, không biết rằng xe cộ đi qua chẹt vào, bụi bẩn đó là bay vào nhà mình thôi.
Victor Huygo đã viết về cống ngầm rất hay. Trong đó ông có nói đến sự lãng phí của con người khi để bao nhiêu chất thải trôi tuột xuống cống. Nhưng ngày nay chúng ta phải bổ sung thêm vào đó là sự nguy hiểm của những chất thải độc hại, những vi khuẩn virus không được xử lý cứ đổ tuột cả ra cống. Rồi lại chảy ra sông, ra biển... Nghĩ mà kinh!
Tôi đã đọc ở đâu đó một bài viết nói về thế giới của vi khuẩn, virus, rằng nếu tính về số lượng thì chính chúng mới đúng là chủ nhân của Trái Đất này chứ không phải là con người. Giờ nhìn vào cái miệng cống này, lại nghĩ đến những bệnh dịch mà con người đang phải đối mặt, cũng thấy lạnh toát cả sống lưng.