Chủ đề: “Dự phòng và điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm” với sự tham gia của GS.TS Nguyễn Văn Chương- Chủ nhiệm Bộ môn Nội Thần Kinh- Bệnh viện Quân y 103. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ
TẠI ĐÂY.
Theo PGS.TS.BS Võ Văn Thành, Trưởng Khoa Cột sống A- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM: Thoái hóa cột sống (THCS) là bệnh lý rất phổ biến, chiếm khoảng trên 60% số ca về chỉnh hình cột sống. Trong khi đó, có tới 30% dân số nước ta đang bị thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ). Đây là những con số đáng lo ngại, có nguy cơ tăng cao và xu hướng ngày càng trẻ hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội.
Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Những yếu tố đẩy nhanh quá trình THCS, TVĐĐ bao gồm: quá trình lão hóa của cơ thể kết hợp điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ; làm việc không đúng tư thế, lao động nặng, quá sức trong thời gian dài; tập luyện thể dục, thể thao quá độ; trọng lượng quá mức khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể…
|
Ảnh minh họa
|
THCS thường xảy ra ở những vị trí chịu lực nhiều như: cổ, thắt lưng với biểu hiện chính là đau âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, đau lan tỏa ra vùng xung quanh (2 bả vai, vùng hông, chi dưới...). Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị liệt, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Đối với TVĐĐ, nhờ tính chất đàn hồi nên đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, giúp cột sống thực hiện chức năng vận động: cúi, ngửa, nghiêng... Nếu vòng xơ bao ngoài bị rách, biến dạng, nhân nhầy thoát khỏi vị trí trung tâm, hoặc đĩa đệm lệch khỏi vị trí sẽ dẫn đến chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây đau tại chỗ và lan tỏa dọc theo các dây thần kinh. Tùy theo vị trí TVĐĐ mà bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau: TVĐĐ ở vùng cột sống thắt lưng hay gặp nhất (90% trường hợp TVĐĐ) gây đau vùng thắt lưng, đau dây thần kinh tọa; TVĐĐ cột sống cổ gây đau cổ, đau vai gáy, tê bì tay; thoái hóa nặng khối thoát vị chèn ép tủy sống gây liệt chi...
Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu về phương pháp điều trị cũng như ngăn ngừa biến chứng do THCS, TVĐĐ (dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật…) nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, bệnh nhân thường gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Đặc biệt là những trường hợp phát hiện và can thiệp điều trị muộn.
Vì vậy, vấn đề cấp bách là cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về những căn bệnh này. Các chuyên gia khuyến cáo, việc chẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm thiểu đáng kể cơn đau cũng như nguy cơ tàn phế, cải thiện vận động cột sống. Với trường hợp nhẹ, nên áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau. Lúc đau nhiều, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh cho cột sống phải hoạt động, kết hợp với dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược cho hiệu quả bền vững, đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng hỗ điều trị THCS, TVĐĐ và an toàn khi dùng lâu dài.
Ngay bây giờ, để được chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc về phương pháp dự phòng và điều trị hiệu quả THCS, TVĐĐ, quý vị có thể tham gia chương trình giao lưu trực tuyến hoặc đặt câu hỏi tại website www.tuvansuckhoe24h.com.vn