Lẩu Trung Hoa. Trung Quốc được xem là cái nôi của nền ẩm thực lẩu. Có nhiều phương thức nấu lẩu khác nhau ở Trung Quốc nhưng tựu chung lại có hai loại chính là lẩu thập cẩm và lẩu thuần nhất. Lẩu cay Tứ Xuyên, lẩu hải sản Quảng Đông hay lẩu hành Thượng Hải đều thuộc hệ thống lẩu thập cẩm. Ảnh: tapchilamdepCái vị cay tê tái, độc nhất vô nhị của lẩu Tứ Xuyên làm cho thực khách một lần ăn nhớ mãi. Lẩu thuần nhất được người Trung Hoa rất ưa chuộng với thành phần chủ yếu là thức ăn mặn kết hợp với một hai loại rau. Ảnh: amthuc365Lẩu Kim Chi Hàn Quốc. Người Hàn Quốc ăn lẩu để giảm cái lạnh những ngày đông. Lẩu kim chi đơn giản nhưng có hương vị rất đặc trưng đậm đà, cay cay tê tê. Ăn lẩu kim chi không cần đến công đoạn chờ đợi để chần hay nhúng thêm thứ gì, bởi trong nồi lẩu đã có sẵn đầy đủ "dưỡng chất", gồm thịt ba chỉ, nấm, đậu hũ tươi. Ảnh: zing Người Hàn thường dọn một tô cơm trắng ăn kèm để đảm bảo thực khách không bao giờ bị đói. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có một số loại lẩu khác được ưa chuộng như lẩu chiên Sinseollo, lẩu thịt bò Sogogi jeongol, lẩu nấm Beoseot jeongol, lẩu hải sản Haemul jeongol, lẩu bạch tuộc Nakji jeongol… Ảnh: wikiLẩu Shabu Shabu, Nhật Bản. Lẩu Shabu Shabu được uống kèm với rượu sake, bia lạnh, trà nóng hoặc là rượu vang đỏ. Khi ăn, thực khách thường lấy thịt bò nhúng qua nước lẩu cho vào chén ăn kèm với nước chấm. Nước lẩu Shabu Shabu đơn giản, không chua cũng không cay mà mang vị hơi ngọt, khá dễ ăn. Ảnh: sushiworld Lẩu Thái. Lẩu Thái là biến thể nâng cấp từ món canh chua Thái (Tom yung). Dần dần lẩu Thái trở thành món ăn tiêu biểu nhất cho phong cách ẩm thực xứ chùa vàng. Điểm nổi bật của lẩu Thái là chua và cay. Ảnh: nau.vn, Hương vị lẩu Thái còn đặc trưng bởi hương rất thơm của gừng, vị nồng của lá chanh Thái và không thể thiếu vị cay của ớt. Nguyên liệu chính của lẩu Thái là hải sản, có thể dùng thêm thịt bò, thịt lợn, ăn kèm bún, rau muống và bắp chuối. Ảnh: sgfoods
Lẩu Trung Hoa. Trung Quốc được xem là cái nôi của nền ẩm thực lẩu. Có nhiều phương thức nấu lẩu khác nhau ở Trung Quốc nhưng tựu chung lại có hai loại chính là lẩu thập cẩm và lẩu thuần nhất. Lẩu cay Tứ Xuyên, lẩu hải sản Quảng Đông hay lẩu hành Thượng Hải đều thuộc hệ thống lẩu thập cẩm. Ảnh: tapchilamdep
Cái vị cay tê tái, độc nhất vô nhị của lẩu Tứ Xuyên làm cho thực khách một lần ăn nhớ mãi. Lẩu thuần nhất được người Trung Hoa rất ưa chuộng với thành phần chủ yếu là thức ăn mặn kết hợp với một hai loại rau. Ảnh: amthuc365
Lẩu Kim Chi Hàn Quốc. Người Hàn Quốc ăn lẩu để giảm cái lạnh những ngày đông. Lẩu kim chi đơn giản nhưng có hương vị rất đặc trưng đậm đà, cay cay tê tê. Ăn lẩu kim chi không cần đến công đoạn chờ đợi để chần hay nhúng thêm thứ gì, bởi trong nồi lẩu đã có sẵn đầy đủ "dưỡng chất", gồm thịt ba chỉ, nấm, đậu hũ tươi. Ảnh: zing
Người Hàn thường dọn một tô cơm trắng ăn kèm để đảm bảo thực khách không bao giờ bị đói. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có một số loại lẩu khác được ưa chuộng như lẩu chiên Sinseollo, lẩu thịt bò Sogogi jeongol, lẩu nấm Beoseot jeongol, lẩu hải sản Haemul jeongol, lẩu bạch tuộc Nakji jeongol… Ảnh: wiki
Lẩu Shabu Shabu, Nhật Bản. Lẩu Shabu Shabu được uống kèm với rượu sake, bia lạnh, trà nóng hoặc là rượu vang đỏ. Khi ăn, thực khách thường lấy thịt bò nhúng qua nước lẩu cho vào chén ăn kèm với nước chấm. Nước lẩu Shabu Shabu đơn giản, không chua cũng không cay mà mang vị hơi ngọt, khá dễ ăn. Ảnh: sushiworld
Lẩu Thái. Lẩu Thái là biến thể nâng cấp từ món canh chua Thái (Tom yung). Dần dần lẩu Thái trở thành món ăn tiêu biểu nhất cho phong cách ẩm thực xứ chùa vàng. Điểm nổi bật của lẩu Thái là chua và cay. Ảnh: nau.vn,
Hương vị lẩu Thái còn đặc trưng bởi hương rất thơm của gừng, vị nồng của lá chanh Thái và không thể thiếu vị cay của ớt. Nguyên liệu chính của lẩu Thái là hải sản, có thể dùng thêm thịt bò, thịt lợn, ăn kèm bún, rau muống và bắp chuối. Ảnh: sgfoods