Bánh bao “chó cũng không thèm ăn”. Thương hiệu bánh bao Gou Bu Li có nghĩa “chó cũng không thèm ăn” là đặc sản của thành phố Thiên Tân. Tương truyền, một người tên Cẩu Tử ngay từ khi 17 tuổi đã nổi tiếng với khả năng làm bánh thơm ngon. Quán của Cẩu Tử quá đông khiến anh không có thời gian chuyện trò với khách. Thấy vậy, khách thốt lời trêu: "Cẩu Tử mải bán bánh bao, chẳng thèm quan tâm đến khách hàng", rồi cứ thế gọi thành quán bánh bao Gou Bu Li (Chó cũng không thèm). Phật nhảy tường. Được liệt vào nhóm sơn hảo hải vị, “phật nhảy tường” bổ dưỡng và có mùi hương vô cùng quyến rũ khiến. Ngay cả các vị sư cũng dậy lên nỗi nhớ phàm trần; không chịu nổi sự cám dỗ bèn nhảy qua bức tường để thưởng thức món ăn và vi phạm giới luật. Giám mục hôi hám. Đây là tên gọi một loại pho mát. Có tên gọi này bởi pho mát phát ra mùi hương vô cùng đặc biệt, khó ngửi. Được biết, nó được làm ra bởi một vị mục sư cực kỳ khó tính. Code di Topo - Đuôi chuột. Đuôi chuột là tên món mì ống phổ biến của người dân Italy. Có tên lạ tai này bởi hình dạng bên ngoài của chúng khá giống đuôi của những chú chuột. Phập phồng và tanh tách. Vào thế kỷ 18, món "phập phồng và tanh tách" (bubble and squeak) được làm từ thịt rán và cải bắp. Hiện nguyên liệu làm bánh được thay đổi với khoai tây chiên cùng một số loại rau khác. Tuy nhiên món ăn có tên như vậy vì thịt và cải bắp được chiên cùng nhau sẽ tạo nên các âm thanh vui tai.Quỷ dữ trên lưng ngựa. Không có con quỷ nào mà chỉ là những quả mận chín được bọc bằng thịt lợn muối xông khói. Có một ý kiến cho rằng tên món ăn này có từ năm 1066 khi người Norman xâm chiếm vùng Cornwall nước Anh. Quân Norman đã mặc áo giáo và che chắn bằng thịt xông muối để hù dọa dân làng và sau đó ăn mừng bằng chính số thịt đó.
Ba tiếng hét. Nguyên liệu chính cho món lạ tai này là những chú chuột đỏ hỏn chưa kịp mọc lông và mở mắt. Sở dĩ người ta gọi nó là “ba tiếng hét” vì trước khi được siêu sinh, những chú chuột tội nghiệp phải hét lên ba lần một cách đau đớn.
Lần đầu tiên, khi người ta dùng chiếc đũa lạnh lẽo kẹp chặt vào cơ thể non nớt của chúng. Tiếng hét đau đớn tiếp tục được cất lên khi người ta nhúng chúng xuống bát nước sốt ăn kèm. Cuối cùng, chúng hét lên thê thảm khi bị đặt vào miệng thực khách và nhai ngấu nghiến. Bún qua cầu. Ngoài sự công phu trong chế biến, cách ăn, bún qua cầu còn nổi tiếng bởi truyền thuyết về sự ra đời của món ăn này. Chuyện kể, một người vợ nghèo ngày ngày qua cầu đưa mì cho chồng bận ôn thi ở một hòn đảo nhỏ. Vì đường qua cầu khá dài nên đồ ăn thường bị nguội. Tình cờ một lần, đứa con ở nhà cho thịt vào bát canh, gắp ra thấy vừa nóng vừa ngon nên người vợ nghĩ ra cách mới làm bún cho chồng. Thịt cá thối. Thịt cá thối là một món ăn truyền thống của người Na uy làm từ loài cá tuyết đặc trưng. Khi thành phẩm, cá có màu bàng bạc, chảy nước nhơn nhớt và bốc mùi. Dù vậy, món ăn vẫn hút được lượng lớn người thưởng thức.
Bánh bao “chó cũng không thèm ăn”. Thương hiệu bánh bao Gou Bu Li có nghĩa “chó cũng không thèm ăn” là đặc sản của thành phố Thiên Tân. Tương truyền, một người tên Cẩu Tử ngay từ khi 17 tuổi đã nổi tiếng với khả năng làm bánh thơm ngon. Quán của Cẩu Tử quá đông khiến anh không có thời gian chuyện trò với khách. Thấy vậy, khách thốt lời trêu: "Cẩu Tử mải bán bánh bao, chẳng thèm quan tâm đến khách hàng", rồi cứ thế gọi thành quán bánh bao Gou Bu Li (Chó cũng không thèm).
Phật nhảy tường. Được liệt vào nhóm sơn hảo hải vị, “phật nhảy tường” bổ dưỡng và có mùi hương vô cùng quyến rũ khiến. Ngay cả các vị sư cũng dậy lên nỗi nhớ phàm trần; không chịu nổi sự cám dỗ bèn nhảy qua bức tường để thưởng thức món ăn và vi phạm giới luật.
Giám mục hôi hám. Đây là tên gọi một loại pho mát. Có tên gọi này bởi pho mát phát ra mùi hương vô cùng đặc biệt, khó ngửi. Được biết, nó được làm ra bởi một vị mục sư cực kỳ khó tính.
Code di Topo - Đuôi chuột. Đuôi chuột là tên món mì ống phổ biến của người dân Italy. Có tên lạ tai này bởi hình dạng bên ngoài của chúng khá giống đuôi của những chú chuột.
Phập phồng và tanh tách. Vào thế kỷ 18, món "phập phồng và tanh tách" (bubble and squeak) được làm từ thịt rán và cải bắp. Hiện nguyên liệu làm bánh được thay đổi với khoai tây chiên cùng một số loại rau khác. Tuy nhiên món ăn có tên như vậy vì thịt và cải bắp được chiên cùng nhau sẽ tạo nên các âm thanh vui tai.
Quỷ dữ trên lưng ngựa. Không có con quỷ nào mà chỉ là những quả mận chín được bọc bằng thịt lợn muối xông khói. Có một ý kiến cho rằng tên món ăn này có từ năm 1066 khi người Norman xâm chiếm vùng Cornwall nước Anh. Quân Norman đã mặc áo giáo và che chắn bằng thịt xông muối để hù dọa dân làng và sau đó ăn mừng bằng chính số thịt đó.
Ba tiếng hét. Nguyên liệu chính cho món lạ tai này là những chú chuột đỏ hỏn chưa kịp mọc lông và mở mắt. Sở dĩ người ta gọi nó là “ba tiếng hét” vì trước khi được siêu sinh, những chú chuột tội nghiệp phải hét lên ba lần một cách đau đớn.
Lần đầu tiên, khi người ta dùng chiếc đũa lạnh lẽo kẹp chặt vào cơ thể non nớt của chúng. Tiếng hét đau đớn tiếp tục được cất lên khi người ta nhúng chúng xuống bát nước sốt ăn kèm. Cuối cùng, chúng hét lên thê thảm khi bị đặt vào miệng thực khách và nhai ngấu nghiến.
Bún qua cầu. Ngoài sự công phu trong chế biến, cách ăn, bún qua cầu còn nổi tiếng bởi truyền thuyết về sự ra đời của món ăn này. Chuyện kể, một người vợ nghèo ngày ngày qua cầu đưa mì cho chồng bận ôn thi ở một hòn đảo nhỏ.
Vì đường qua cầu khá dài nên đồ ăn thường bị nguội. Tình cờ một lần, đứa con ở nhà cho thịt vào bát canh, gắp ra thấy vừa nóng vừa ngon nên người vợ nghĩ ra cách mới làm bún cho chồng.
Thịt cá thối. Thịt cá thối là một món ăn truyền thống của người Na uy làm từ loài cá tuyết đặc trưng. Khi thành phẩm, cá có màu bàng bạc, chảy nước nhơn nhớt và bốc mùi. Dù vậy, món ăn vẫn hút được lượng lớn người thưởng thức.