Bánh canh Trảng Bàng- Tây Ninh: Bột bánh canh được làm từ loại gạo ngon, ngâm kỹ qua một đêm để gạo đủ độ mềm, sau đó đem xay nhuyễn và lọc lấy tinh bột, đem hấp chín để tạo thành những sợi bánh canh vừa mềm, vừa dẻo lại trắng muốt. Bánh cóng là một món ăn ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam, là đặc sản của người Khmer Nam bộ. Bánh không quá lớn cũng không quá nhỏ, trên mặt bánh, một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Mọi thứ hoà quyện nhau tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh cống Sóc Trăng.Chả giò Sài Gòn, một cách làm mới lạ khác hẳn với chả nem của miền Bắc. Chả giò Sài Gòn được làm chủ yếu từ thịt cá lóc kết hợp với một chút thịt nạc băm trứng và thịt tôm. Gỏi cuốn, một món ăn phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ với độ thơm ngon, bổ dưỡng, bắt mắt, đã được Tổ chức kỷ lục châu Á xác lập danh hiệu "Thức ăn mang giá trị ẩm thực của khu vực".Gỏi cuốn bao gồm nhiều thành phần: bánh tráng dẻo, tôm sú hoặc tôm đất, thịt ba chỉ, gia vị (tỏi, muối, đường), bún tươi, giá sống, xà lách, rau thơm, hẹ lá. Bánh tráng là nguyên liệu chính không thể thiếu. Vịt nấu chao là một món ăn đặc trưng của Nam Bộ, nhưng không đâu có nhiều và ngon như ở Cần Thơ. Món ăn này không phải là 'cao lương mỹ vị' gì nhưng nó rất 'khoái khẩu' với mọi lớp người.Bánh khọt- Bà Rịa - Vũng Tàu: Bánh khọt là loại bánh Việt Nam làm từ bột gạo, có nhân tôm, được rán và ăn kèm với rau sống, ớt tươi, chấm nước sốt mắm tôm
Bánh tằm bì - Bạc Liêu: Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Sợi bánh màu trắng đục, bì giòn mềm, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất hòa quyện vào nhau làm cho món ăn dân dã này trở nên hấp dẫn. Bánh bèo bì- Bình Dương: Cũng được làm từ bột gạo, nhưng lại kết hợp với bì, các loại rau... món bánh bèo nổi tiếng của người dân Bình Dương có nét riêng biệt.Lẩu mắm U Minh- Cà Mau: Lẩu mắm, "bản giao hưởng ẩm thực" với hương vị đậm đà chế biến từ cà tím, thịt ba rọi, cá hú, cá lóc, mực, tôm, chả cá và các loại rau xanh.
Hủ tiếu Mỹ Tho là loại hủ tiếu do người Mỹ Tho chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng xương tủy heo. Sau đó nhúng sơ mì với nước dùng và cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Hủ tiếu Mỹ Tho có thể được bán dạo bình dân, gọi là Hủ tiếu gõ. Bún nước lèo là loại bún nước thịnh hành tại nhiều địa phương miền Nam Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng tại Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng,Bạc Liêu. Là một đặc sản ẩm thực xuất xứ từ người Khmer, trong quá trình cộng cư của các dân tộc Khmer, Việt, Hoa và sự giao thoa trong ẩm thực, bún nước lèo trở thành món ăn chung của các dân tộc miền Nam Việt NamBún cá Long Xuyên: Món ăn này được bán nhiều ở Long Xuyên, nhưng mỗi nơi lại có vị khác và đều rất hấp dẫn... Bún cá bắt mắt người ăn với mầu vàng ươm của cá ướp nghệ, mầu xanh của rau nhút và rau muống bào. Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam, nhất là Sài Gòn. Đĩa cơm tấm với sườn nướng, bì, chả, trứng thường được dùng làm đồ ăn sáng, nhưng nay cơm tấm đã có ở một số quán ăn trưa, chiều hoặc tối với nhiều loại thức ăn kèm.
Bánh canh Trảng Bàng- Tây Ninh: Bột bánh canh được làm từ loại gạo ngon, ngâm kỹ qua một đêm để gạo đủ độ mềm, sau đó đem xay nhuyễn và lọc lấy tinh bột, đem hấp chín để tạo thành những sợi bánh canh vừa mềm, vừa dẻo lại trắng muốt.
Bánh cóng là một món ăn ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam, là đặc sản của người Khmer Nam bộ. Bánh không quá lớn cũng không quá nhỏ, trên mặt bánh, một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Mọi thứ hoà quyện nhau tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh cống Sóc Trăng.
Chả giò Sài Gòn, một cách làm mới lạ khác hẳn với chả nem của miền Bắc. Chả giò Sài Gòn được làm chủ yếu từ thịt cá lóc kết hợp với một chút thịt nạc băm trứng và thịt tôm.
Gỏi cuốn, một món ăn phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ với độ thơm ngon, bổ dưỡng, bắt mắt, đã được Tổ chức kỷ lục châu Á xác lập danh hiệu "Thức ăn mang giá trị ẩm thực của khu vực".Gỏi cuốn bao gồm nhiều thành phần: bánh tráng dẻo, tôm sú hoặc tôm đất, thịt ba chỉ, gia vị (tỏi, muối, đường), bún tươi, giá sống, xà lách, rau thơm, hẹ lá. Bánh tráng là nguyên liệu chính không thể thiếu.
Vịt nấu chao là một món ăn đặc trưng của Nam Bộ, nhưng không đâu có nhiều và ngon như ở Cần Thơ. Món ăn này không phải là 'cao lương mỹ vị' gì nhưng nó rất 'khoái khẩu' với mọi lớp người.
Bánh khọt- Bà Rịa - Vũng Tàu: Bánh khọt là loại bánh Việt Nam làm từ bột gạo, có nhân tôm, được rán và ăn kèm với rau sống, ớt tươi, chấm nước sốt mắm tôm
Bánh tằm bì - Bạc Liêu: Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Sợi bánh màu trắng đục, bì giòn mềm, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất hòa quyện vào nhau làm cho món ăn dân dã này trở nên hấp dẫn.
Bánh bèo bì- Bình Dương: Cũng được làm từ bột gạo, nhưng lại kết hợp với bì, các loại rau... món bánh bèo nổi tiếng của người dân Bình Dương có nét riêng biệt.
Lẩu mắm U Minh- Cà Mau: Lẩu mắm, "bản giao hưởng ẩm thực" với hương vị đậm đà chế biến từ cà tím, thịt ba rọi, cá hú, cá lóc, mực, tôm, chả cá và các loại rau xanh.
Hủ tiếu Mỹ Tho là loại hủ tiếu do người Mỹ Tho chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng xương tủy heo. Sau đó nhúng sơ mì với nước dùng và cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Hủ tiếu Mỹ Tho có thể được bán dạo bình dân, gọi là Hủ tiếu gõ.
Bún nước lèo là loại bún nước thịnh hành tại nhiều địa phương miền Nam Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng tại Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng,Bạc Liêu. Là một đặc sản ẩm thực xuất xứ từ người Khmer, trong quá trình cộng cư của các dân tộc Khmer, Việt, Hoa và sự giao thoa trong ẩm thực, bún nước lèo trở thành món ăn chung của các dân tộc miền Nam Việt Nam
Bún cá Long Xuyên: Món ăn này được bán nhiều ở Long Xuyên, nhưng mỗi nơi lại có vị khác và đều rất hấp dẫn... Bún cá bắt mắt người ăn với mầu vàng ươm của cá ướp nghệ, mầu xanh của rau nhút và rau muống bào.
Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam, nhất là Sài Gòn. Đĩa cơm tấm với sườn nướng, bì, chả, trứng thường được dùng làm đồ ăn sáng, nhưng nay cơm tấm đã có ở một số quán ăn trưa, chiều hoặc tối với nhiều loại thức ăn kèm.