Bóc tỏi. Bạn có thể tiết kiệm thời gian bóc hàng tá tỏi bằng cách ngâm chúng trong nước ấm khoảng 5 phút, dùng dao cắt gọn hai đầu rồi bóc, thái thành từng lát nhỏ để nấu ăn. Thái tỏi. Trường hợp dùng tỏi làm hương vị tẩm ướp, chị em nên đập dập, nghiền nhỏ. Bằng cách này, tỏi sẽ mang lại hương vị đậm đà.Trái lại, nếu sử dụng tỏi để làm gia vị cho món xào hoặc salad, bạn chỉ nên cắt chúng thành nhiều lát mỏng rồi chế biến. Dù không có được mùi thơm mạnh mẽ như việc đập dập, nghiền nhỏ song tỏi thái lát khó bị cháy sém, ngả màu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Cho tỏi vào sau cùng. Khi chiên, xào món ngon dùng tỏi, bạn nên cho chúng vào sau cùng. Cho tỏi vào muộn giúp chúng không bị cháy, khiến món ăn bị đắng. Hơn nữa, tỏi nấu quá chín cũng như các loại rau xanh, sẽ bị mất đi một lượng vitamin đáng kể. Không nên chế biến ngay khi bóc tỏi. Sau khi bóc vỏ, bạn không nên chế biến ngay vì như vậy dễ làm mất hoạt tính của enzym allinase. Thay vào đó, hãy đợi khoảng 15 phút rồi đem xào nấu để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe cũng như hương vị của chúng. Muốn làm dịu mùi tỏi trong món trộn, gỏi hay nước chấm, bạn có thể chần tỏi đã bóc qua nước sôi rồi tiếp tục bằm nhỏ hoặc cắt lát.
Khử mùi tỏi hiệu quả. Tỏi mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên, không ít người e ngại bởi mùi tỏi ám lại sau khi thưởng thức. Để giải quyết triệt để, bạn có thể tận dụng một trái táo. Các chất có trong loại quả này sẽ giúp bạn xua đuổi vị khách không mời ít nhất từ 6 – 18 giờ.
Bảo quản. Cách tốt nhất để lưu trữ tỏi khô là đặt chúng trong môi trường khô ráo. Bạn có thể treo chúng ở gần cửa sổ bếp. Với loại tỏi lá, bạn có thể giữ trong tủ lạnh nhằm kéo dài thời gian sử dụng lên 1 – 2 tuần. Lưu ý, tuyệt đối không bảo quản tỏi khô trong tủ lạnh bởi môi trường này có nhiệt độ thấp, ẩm ướt dễ khiến tỏi mọc mầm hoặc xẹp lép.
Bóc tỏi. Bạn có thể tiết kiệm thời gian bóc hàng tá tỏi bằng cách ngâm chúng trong nước ấm khoảng 5 phút, dùng dao cắt gọn hai đầu rồi bóc, thái thành từng lát nhỏ để nấu ăn.
Thái tỏi. Trường hợp dùng tỏi làm hương vị tẩm ướp, chị em nên đập dập, nghiền nhỏ. Bằng cách này, tỏi sẽ mang lại hương vị đậm đà.
Trái lại, nếu sử dụng tỏi để làm gia vị cho món xào hoặc salad, bạn chỉ nên cắt chúng thành nhiều lát mỏng rồi chế biến. Dù không có được mùi thơm mạnh mẽ như việc đập dập, nghiền nhỏ song tỏi thái lát khó bị cháy sém, ngả màu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Cho tỏi vào sau cùng. Khi chiên, xào món ngon dùng tỏi, bạn nên cho chúng vào sau cùng. Cho tỏi vào muộn giúp chúng không bị cháy, khiến món ăn bị đắng. Hơn nữa, tỏi nấu quá chín cũng như các loại rau xanh, sẽ bị mất đi một lượng vitamin đáng kể.
Không nên chế biến ngay khi bóc tỏi. Sau khi bóc vỏ, bạn không nên chế biến ngay vì như vậy dễ làm mất hoạt tính của enzym allinase. Thay vào đó, hãy đợi khoảng 15 phút rồi đem xào nấu để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe cũng như hương vị của chúng.
Muốn làm dịu mùi tỏi trong món trộn, gỏi hay nước chấm, bạn có thể chần tỏi đã bóc qua nước sôi rồi tiếp tục bằm nhỏ hoặc cắt lát.
Khử mùi tỏi hiệu quả. Tỏi mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên, không ít người e ngại bởi mùi tỏi ám lại sau khi thưởng thức. Để giải quyết triệt để, bạn có thể tận dụng một trái táo. Các chất có trong loại quả này sẽ giúp bạn xua đuổi vị khách không mời ít nhất từ 6 – 18 giờ.
Bảo quản. Cách tốt nhất để lưu trữ tỏi khô là đặt chúng trong môi trường khô ráo. Bạn có thể treo chúng ở gần cửa sổ bếp. Với loại tỏi lá, bạn có thể giữ trong tủ lạnh nhằm kéo dài thời gian sử dụng lên 1 – 2 tuần. Lưu ý, tuyệt đối không bảo quản tỏi khô trong tủ lạnh bởi môi trường này có nhiệt độ thấp, ẩm ướt dễ khiến tỏi mọc mầm hoặc xẹp lép.