Sử dụng gia vị để nêm nếm hay tạo mùi hương cho món ăn không đơn thuần cứ cho vào là được mà phải canh thời gian đun nấu hợp lý. Bởi có những loại gia vị đun lâu sẽ mất chất, thậm chí còn chuyển thành chất độc. Vậy nên, chị em hãy chú ý những loại sau để nêm nếm cho phù hợp. Theo nguyên tắc, loại nào lâu thấm thì sẽ nêm trước. Ví dụ muối và đường thì hãy nêm đường trước rồi mới đến muối, sau đó là xì dầu, nước mắm và bột ngọt dễ tan nhất hãy cho cuối cùng. Nước tương và nước mắm. Cách tốt nhất để sử dụng các gia vị này là cho vào món ăn khi chuẩn bị kết thúc nấu rồi tắt lửa ngay. Cách làm này sẽ giúp chúng ta bảo toàn được lượng đạm có trong nước mắm và các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn. Đường. Để tránh các món ăn có đường bị cháy khét và sinh mùi, bạn chỉ nên ướp đường trước và chỉ cho một ít đường khi gần nấu xong. Ngoài ra, chị em cũng có thể làm riêng phần nước sốt hoặc phết mật ong lên khi thức ăn đã chín để tạo vị ngọt và đẹp mắt. Muối. Tùy vào mỗi món mà chúng ta cho vào trước hay sau khi nấu. Với các món xào, nên cho muối vào dầu rồi đợi khoảng 1 phút thì cho thức ăn vào xào. Với các món kho, bạn có thể ướp muối trước khi nấu để tăng độ đậm đà cho món ăn. Mì chính. Chị em nên nêm bột ngọt vào sau khi đã nấu, tránh nêm khi đang trên lửa. Vì nếu trên 120 độ, bột ngọt sẽ chuyển hóa thành một chất gây độc hại cho người sử dụng và làm mất hương vị tự nhiên. Đối với các món trộn trực tiếp, hãy hòa bột ngọt với một ít nước sôi để nguội rồi mới cho vào. Dấm. Có tác dụng khử tanh, làm tăng mùi thơm của món ăn và mềm các chất cenlulo có trong rau. Giấm còn làm món ăn giữ được những vitamin cần thiết và làm cho cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Thời điểm thích hợp để nêm giấm là lúc bạn bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong. Nó sẽ không ảnh hưởng đến hương vị, mà còn giúp món ăn tăng phần hấp dẫn.Tiêu. Dùng để nêm trong nhiều món, đặc biệt là các món kho. Không chỉ tạo mùi thơm, tiêu xay còn mang đến hương vị tự nhiên, giúp món ăn đậm đà hơn. Đặc điểm của tiêu là càng để lâu, mùi thơm sẽ mất dần. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín hoặc rắc vào món ăn khi đã dọn ra đĩa. Rượu. Thức uống này có thể khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Trong những món yêu cầu có rượu, chị em chỉ nên cho một nửa, phần còn lại khi khi thức ăn gần chín mới cho tiếp. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu tùy thuộc từng nguyên liệu. Ví dụ cá kho, tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đang sôi.
Sử dụng gia vị để nêm nếm hay tạo mùi hương cho món ăn không đơn thuần cứ cho vào là được mà phải canh thời gian đun nấu hợp lý. Bởi có những loại gia vị đun lâu sẽ mất chất, thậm chí còn chuyển thành chất độc. Vậy nên, chị em hãy chú ý những loại sau để nêm nếm cho phù hợp.
Theo nguyên tắc, loại nào lâu thấm thì sẽ nêm trước. Ví dụ muối và đường thì hãy nêm đường trước rồi mới đến muối, sau đó là xì dầu, nước mắm và bột ngọt dễ tan nhất hãy cho cuối cùng.
Nước tương và nước mắm. Cách tốt nhất để sử dụng các gia vị này là cho vào món ăn khi chuẩn bị kết thúc nấu rồi tắt lửa ngay. Cách làm này sẽ giúp chúng ta bảo toàn được lượng đạm có trong nước mắm và các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn.
Đường. Để tránh các món ăn có đường bị cháy khét và sinh mùi, bạn chỉ nên ướp đường trước và chỉ cho một ít đường khi gần nấu xong. Ngoài ra, chị em cũng có thể làm riêng phần nước sốt hoặc phết mật ong lên khi thức ăn đã chín để tạo vị ngọt và đẹp mắt.
Muối. Tùy vào mỗi món mà chúng ta cho vào trước hay sau khi nấu. Với các món xào, nên cho muối vào dầu rồi đợi khoảng 1 phút thì cho thức ăn vào xào. Với các món kho, bạn có thể ướp muối trước khi nấu để tăng độ đậm đà cho món ăn.
Mì chính. Chị em nên nêm bột ngọt vào sau khi đã nấu, tránh nêm khi đang trên lửa. Vì nếu trên 120 độ, bột ngọt sẽ chuyển hóa thành một chất gây độc hại cho người sử dụng và làm mất hương vị tự nhiên. Đối với các món trộn trực tiếp, hãy hòa bột ngọt với một ít nước sôi để nguội rồi mới cho vào.
Dấm. Có tác dụng khử tanh, làm tăng mùi thơm của món ăn và mềm các chất cenlulo có trong rau. Giấm còn làm món ăn giữ được những vitamin cần thiết và làm cho cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Thời điểm thích hợp để nêm giấm là lúc bạn bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong. Nó sẽ không ảnh hưởng đến hương vị, mà còn giúp món ăn tăng phần hấp dẫn.
Tiêu. Dùng để nêm trong nhiều món, đặc biệt là các món kho. Không chỉ tạo mùi thơm, tiêu xay còn mang đến hương vị tự nhiên, giúp món ăn đậm đà hơn. Đặc điểm của tiêu là càng để lâu, mùi thơm sẽ mất dần. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín hoặc rắc vào món ăn khi đã dọn ra đĩa.
Rượu. Thức uống này có thể khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Trong những món yêu cầu có rượu, chị em chỉ nên cho một nửa, phần còn lại khi khi thức ăn gần chín mới cho tiếp. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu tùy thuộc từng nguyên liệu. Ví dụ cá kho, tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đang sôi.