Rửa nấm trực tiếp bằng nước. Thân nấm có dạng xốp, sợi nên khi rửa dễ khiến nước đọng lại trong khe kẽ, khiến món ăn không có được độ ngọt đặc trưng.
Thay vào đó, bạn nên dùng một chiếc khăn giấy ẩm, thấm sạch hoặc chải nhẹ theo đường rãnh. Nếu cảm thấy bất tiện, chị em có thể rửa nhanh nấm dưới vòi nước dạng hơi sương, thấm khô rồi mới chế biến. Chế biến nấm ở nhiệt độ thấp, ninh lâu. Thân nấm chứa lượng nước đáng kể, việc duy trì ngọn lửa nhỏ khiến nấm khó có thể chín đều. Trường hợp này, các bà nội trợ nên sử dụng ngọn lửa lớn để nước nhanh chóng thoát ra ngoài, làm chín nấm mà vẫn giữ được màu đặc trưng đẹp mắt. Cho quá ít dầu. Do chế biến ở ngọn lửa lớn nên nấm dễ bị cháy sém. Chính vì vậy, cần tính toán lượng dầu phù hợp ngay từ đầu để chảo nấu không bị quá khô. Tuy nhiên, cũng không nên cho quá tay bởi lượng mỡ quá nhiều dễ khiến món ăn trở nên béo ngậy.
Chế biến nấm trong chiếc nồi quá nhỏ. Giống như các loại nguyên liệu khác, sử dụng nồi quá nhỏ khiến nấm khó có thể tiếp xúc nhiệt lượng phù hợp. Tốt nhất, hãy lựa chọn một chiếc chảo đủ lớn để món ăn chín tới, màu sắc đẹp mắt. Cắt nấm thành nhiều mảnh nhỏ. Bản thân nấm khá tươi xốp nên quá trình chế biến có thể bị tách ra từng mảnh. Chính vì vậy, bạn nên để nguyên chúng hoặc thái thành miếng vừa phải phòng trường hợp nấm bị quắt lại hoặc nát khi đảo với thức ăn. Ngoài ra khi chế biến các loại nấm, nên nhẹ nhàng tránh làm nấm bị dập nát dễ nhiễm khuẩn.
Vết cắt ở nấm sẽ chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí. Vì vậy, nếu sử dụng nấm tươi, tốt nhất nên cắt ngay trước khi dùng hoặc dùng nước cốt chanh bôi vào vết cắt. Tránh sử dụng xoong chảo nhôm khi nấu các loại nấm sáng màu. Nhôm sẽ làm ngả màu nấm.
Nấm chứa rất nhiều nước, nên không cần nêm quá nhiều nước nhằm tránh trường hợp nước bị tràn ra khỏi nồi, khiến món ăn không có được vị đậm đà như mong đợi.
Rửa nấm trực tiếp bằng nước. Thân nấm có dạng xốp, sợi nên khi rửa dễ khiến nước đọng lại trong khe kẽ, khiến món ăn không có được độ ngọt đặc trưng.
Thay vào đó, bạn nên dùng một chiếc khăn giấy ẩm, thấm sạch hoặc chải nhẹ theo đường rãnh. Nếu cảm thấy bất tiện, chị em có thể rửa nhanh nấm dưới vòi nước dạng hơi sương, thấm khô rồi mới chế biến.
Chế biến nấm ở nhiệt độ thấp, ninh lâu. Thân nấm chứa lượng nước đáng kể, việc duy trì ngọn lửa nhỏ khiến nấm khó có thể chín đều. Trường hợp này, các bà nội trợ nên sử dụng ngọn lửa lớn để nước nhanh chóng thoát ra ngoài, làm chín nấm mà vẫn giữ được màu đặc trưng đẹp mắt.
Cho quá ít dầu. Do chế biến ở ngọn lửa lớn nên nấm dễ bị cháy sém. Chính vì vậy, cần tính toán lượng dầu phù hợp ngay từ đầu để chảo nấu không bị quá khô. Tuy nhiên, cũng không nên cho quá tay bởi lượng mỡ quá nhiều dễ khiến món ăn trở nên béo ngậy.
Chế biến nấm trong chiếc nồi quá nhỏ. Giống như các loại nguyên liệu khác, sử dụng nồi quá nhỏ khiến nấm khó có thể tiếp xúc nhiệt lượng phù hợp. Tốt nhất, hãy lựa chọn một chiếc chảo đủ lớn để món ăn chín tới, màu sắc đẹp mắt.
Cắt nấm thành nhiều mảnh nhỏ. Bản thân nấm khá tươi xốp nên quá trình chế biến có thể bị tách ra từng mảnh. Chính vì vậy, bạn nên để nguyên chúng hoặc thái thành miếng vừa phải phòng trường hợp nấm bị quắt lại hoặc nát khi đảo với thức ăn.
Ngoài ra khi chế biến các loại nấm, nên nhẹ nhàng tránh làm nấm bị dập nát dễ nhiễm khuẩn.
Vết cắt ở nấm sẽ chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí. Vì vậy, nếu sử dụng nấm tươi, tốt nhất nên cắt ngay trước khi dùng hoặc dùng nước cốt chanh bôi vào vết cắt.
Tránh sử dụng xoong chảo nhôm khi nấu các loại nấm sáng màu. Nhôm sẽ làm ngả màu nấm.
Nấm chứa rất nhiều nước, nên không cần nêm quá nhiều nước nhằm tránh trường hợp nước bị tràn ra khỏi nồi, khiến món ăn không có được vị đậm đà như mong đợi.