Cơm hến Huế: Cơm hến là một đặc sản ngon khó cưỡng trong ẩm thực Huế. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, vị tinh (bột ngọt, mì chính) và muối. Đây là món ăn dân dã dễ tìm kiếm khi du khách đến thăm Huế. Ảnh: Anandi.Nem lụi Huế: Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”’. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. Suốt ngày đêm quán nào cũng chật ních người ăn. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày như dân “nghiện" và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon. Ảnh: Abay.Bún bò Huế: Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú. Ảnh: Vietnamtourism.Bánh canh Bà Đợi: Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế Bánh canh bà Đợi là một nơi dừng chân đông đảo của thực khách và khách du lịch Huế và đã có tuổi đời hơn 30 năm tồn tại. Ảnh: Baogiaothong.Cơm chay Huế: Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng. Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Ảnh: Dulichhue365.Bánh chưng Nhật Lệ: Con phố Nhật Lệ trong thành nội Huế, nổi tiếng bấy lâu nay với nghề bánh chưng truyền thống. Tại đây tập trung rất nhiều lò làm bánh chưng, đặc biệt hơn khi mỗi dịp tết đến, không khí sản xuất và mua bán tại Nhật Lệ càng trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn. Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng. Ảnh: Dulichhue365.Chè Hẻm: Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Chè Hẻm này nằm sâu tít trong đường Hùng Vương, nơi có một quán chè đã làm xiêu lòng thực khách suốt gần 30 năm. Mỗi loại chè ở đây có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Ảnh: Foody.Mè xửng cố đô Huế: Mè xửng hay còn gọi là mè xững là sản phẩm truyền thống của cố đô Huế. Bản chất thanh lịch, cần cù, khéo léo của người dân Kinh kỳ đã tạo nên loại kẹo nức tiếng này. Mè (vừng) và xững (cách hoán đường) hợp thành tên kẹo. Người xứ Huế có thói quen phong nhã: uống trà sen (ướp bằng sen ở hồ Tĩnh Tâm) và nhâm nhi thanh mè xửng. Đa số du khách đến Huế, cũng chọn mè xững làm quà mang về. Internet.Tré Huế: Tré là đặc sản của Huế được làm từ thịt đầu và thịt ba chỉ của heo, cộng với một số loại gia vị như vừng, riềng, sả, thính gạo, …chính vì vậy mà nó có đủ vị chua, cay, ngọt, béo,…khiến người ăn sẽ vô cùng thích thú, cứ muốn ăn hoài không ngừng. Cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được vị dai sừng sực của thịt đầu lợn, rồi hương vị của các gia vị khác cứ lần lượt thấm vào, những chiếc tré vì thế ăn ngon vô cùng. Ảnh: Dacsanngon3mien.Tôm chua: Tôm chua của xứ Huế từ lâu đã có thương hiệu. Ai vào mảnh đất này chơi cũng được nhắn nhủ nhớ mang một lọ tôm chua Huế về làm quà cho gia đình. Cho dù những lọ tôm chua đã có bán ở khắp các siêu thị trên cả nước, nhưng mua ngay trên đất Huế, vừa được làm, đóng gói cẩn thận rồi theo chuyến xe về nhà mới thật ngon. Ảnh: Mytour.Bánh ram ít: Đây là món ăn dân gian được truyền vào cung đình Huế từ lâu rất được các triều Vua nhà Nguyễn ưa thích. Ngày nay, bánh ram ít trở thành đặc sản mà người dân Huế tự hào dùng để giới thiệu với du khách. Khi ăn bánh ta sẽ cảm nhận được cả vị dẻo của bột nếp, sự đậm đà của nhân tôm thịt của phần bánh ít bên trên và cái giòn rụm của phần bánh ram phía dưới vừa ngon vừa rất lạ miệng. Ảnh: Internet.Hạt sen: Đến Huế, lúc trở về làm quà cho bà con bạn bè, người thân trong túi xách du khách nhất định phải có một vài món quà Huế . Bắt đầu từ tháng 5, du khách có thể đến Huế để ngắm các hồ sen thi nhau nở bông thơm ngát, và nếu muốn có được một số hạt sen tươi đầu mùa. Sen tươi ăn sẽ ngon hơn sen khô nhiều, vị bùi bùi , béo béo của hạt sen đã làm cho biết bao người phải nhớ mãi. Ảnh: Internet.Bưởi Thanh Trà: Bưởi Thanh Trà không còn là đặc sản riêng của làng Nguyệt Biều nữa, mà nó trở thành cây đặc sản vườn ở Huế. Bưởi Thanh Trà có hương vị đặc trưng rất riêng, ngon không kém giống bưởi nào trên cả nước. Trái bưởi Thanh Trà khác các loại bưởi khác từ hình dáng đến hương vị. Da trái không xanh mà có màu vàng nắng. Bưởi Thanh Trà thơm ngon đặc biệt, hương vị ngọt thanh giữ lại rất lâu trong miệng sau khi thưởng thức. Ảnh: Baotintuc.Trà cung đình: Trà cung đình được chế biến theo công thức được coi là lấy từ trong cung đình nhà Nguyễn thời xưa, là thức uống dành cho vua chúa. Trà cung đình Huế nay được đóng gói dạng tiện lợi, dễ mua về làm quà. Vị trà ngọt thanh, có công dụng thanh nhiệt giải khát rất dễ uống nên được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: iVIVU.Kẹo cau: Đây là một thứ kẹo bình dân dành cho trẻ con, trông như miếng cau chẻ sáu, gồm có phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, là một phiến nước đường vàng óng; phần ngoài màu trắng, là thịt cau, làm bằng bột trộn đường. Đây là một món ăn dân dã khá lâu đời ở Huế, kẹo cau xưa thường được gói trong lá chuối khô nhưng giờ được làm thành miếng, gói trong giấy bóng kính sạch sẽ. Ảnh: iVIVU.
Cơm hến Huế: Cơm hến là một đặc sản ngon khó cưỡng trong ẩm thực Huế. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, vị tinh (bột ngọt, mì chính) và muối. Đây là món ăn dân dã dễ tìm kiếm khi du khách đến thăm Huế. Ảnh: Anandi.
Nem lụi Huế: Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”’. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. Suốt ngày đêm quán nào cũng chật ních người ăn. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày như dân “nghiện" và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon. Ảnh: Abay.
Bún bò Huế: Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú. Ảnh: Vietnamtourism.
Bánh canh Bà Đợi: Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế Bánh canh bà Đợi là một nơi dừng chân đông đảo của thực khách và khách du lịch Huế và đã có tuổi đời hơn 30 năm tồn tại. Ảnh: Baogiaothong.
Cơm chay Huế: Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng. Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Ảnh: Dulichhue365.
Bánh chưng Nhật Lệ: Con phố Nhật Lệ trong thành nội Huế, nổi tiếng bấy lâu nay với nghề bánh chưng truyền thống. Tại đây tập trung rất nhiều lò làm bánh chưng, đặc biệt hơn khi mỗi dịp tết đến, không khí sản xuất và mua bán tại Nhật Lệ càng trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn. Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng. Ảnh: Dulichhue365.
Chè Hẻm: Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Chè Hẻm này nằm sâu tít trong đường Hùng Vương, nơi có một quán chè đã làm xiêu lòng thực khách suốt gần 30 năm. Mỗi loại chè ở đây có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Ảnh: Foody.
Mè xửng cố đô Huế: Mè xửng hay còn gọi là mè xững là sản phẩm truyền thống của cố đô Huế. Bản chất thanh lịch, cần cù, khéo léo của người dân Kinh kỳ đã tạo nên loại kẹo nức tiếng này. Mè (vừng) và xững (cách hoán đường) hợp thành tên kẹo. Người xứ Huế có thói quen phong nhã: uống trà sen (ướp bằng sen ở hồ Tĩnh Tâm) và nhâm nhi thanh mè xửng. Đa số du khách đến Huế, cũng chọn mè xững làm quà mang về. Internet.
Tré Huế: Tré là đặc sản của Huế được làm từ thịt đầu và thịt ba chỉ của heo, cộng với một số loại gia vị như vừng, riềng, sả, thính gạo, …chính vì vậy mà nó có đủ vị chua, cay, ngọt, béo,…khiến người ăn sẽ vô cùng thích thú, cứ muốn ăn hoài không ngừng. Cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được vị dai sừng sực của thịt đầu lợn, rồi hương vị của các gia vị khác cứ lần lượt thấm vào, những chiếc tré vì thế ăn ngon vô cùng. Ảnh: Dacsanngon3mien.
Tôm chua: Tôm chua của xứ Huế từ lâu đã có thương hiệu. Ai vào mảnh đất này chơi cũng được nhắn nhủ nhớ mang một lọ tôm chua Huế về làm quà cho gia đình. Cho dù những lọ tôm chua đã có bán ở khắp các siêu thị trên cả nước, nhưng mua ngay trên đất Huế, vừa được làm, đóng gói cẩn thận rồi theo chuyến xe về nhà mới thật ngon. Ảnh: Mytour.
Bánh ram ít: Đây là món ăn dân gian được truyền vào cung đình Huế từ lâu rất được các triều Vua nhà Nguyễn ưa thích. Ngày nay, bánh ram ít trở thành đặc sản mà người dân Huế tự hào dùng để giới thiệu với du khách. Khi ăn bánh ta sẽ cảm nhận được cả vị dẻo của bột nếp, sự đậm đà của nhân tôm thịt của phần bánh ít bên trên và cái giòn rụm của phần bánh ram phía dưới vừa ngon vừa rất lạ miệng. Ảnh: Internet.
Hạt sen: Đến Huế, lúc trở về làm quà cho bà con bạn bè, người thân trong túi xách du khách nhất định phải có một vài món quà Huế . Bắt đầu từ tháng 5, du khách có thể đến Huế để ngắm các hồ sen thi nhau nở bông thơm ngát, và nếu muốn có được một số hạt sen tươi đầu mùa. Sen tươi ăn sẽ ngon hơn sen khô nhiều, vị bùi bùi , béo béo của hạt sen đã làm cho biết bao người phải nhớ mãi. Ảnh: Internet.
Bưởi Thanh Trà: Bưởi Thanh Trà không còn là đặc sản riêng của làng Nguyệt Biều nữa, mà nó trở thành cây đặc sản vườn ở Huế. Bưởi Thanh Trà có hương vị đặc trưng rất riêng, ngon không kém giống bưởi nào trên cả nước. Trái bưởi Thanh Trà khác các loại bưởi khác từ hình dáng đến hương vị. Da trái không xanh mà có màu vàng nắng. Bưởi Thanh Trà thơm ngon đặc biệt, hương vị ngọt thanh giữ lại rất lâu trong miệng sau khi thưởng thức. Ảnh: Baotintuc.
Trà cung đình: Trà cung đình được chế biến theo công thức được coi là lấy từ trong cung đình nhà Nguyễn thời xưa, là thức uống dành cho vua chúa. Trà cung đình Huế nay được đóng gói dạng tiện lợi, dễ mua về làm quà. Vị trà ngọt thanh, có công dụng thanh nhiệt giải khát rất dễ uống nên được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: iVIVU.
Kẹo cau: Đây là một thứ kẹo bình dân dành cho trẻ con, trông như miếng cau chẻ sáu, gồm có phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, là một phiến nước đường vàng óng; phần ngoài màu trắng, là thịt cau, làm bằng bột trộn đường. Đây là một món ăn dân dã khá lâu đời ở Huế, kẹo cau xưa thường được gói trong lá chuối khô nhưng giờ được làm thành miếng, gói trong giấy bóng kính sạch sẽ. Ảnh: iVIVU.