Củ hủ dừa là phần lá mầm non của cây dừa, giòn mà không dai, vị béo bùi đặc trưng. Nhắc đến củ hủ dừa là nhắc đến món gỏi củ hủ dừa tôm thịt, công thức khá giống gỏi ngó sen nhưng hương vị béo ngậy hơn, đi cùng chút chua chua của phụ gia tạo ra một món ăn chơi lai rai vừa bùi bùi đầu lưỡi lại không hề ngán ngấy. Bánh bò dừa nướng với thành phần chính từ cùi dừa, cốt dừa là món bánh được người Bến Tre ưa thích. Bánh bò dừa nướng với lớp vỏ giòn giòn và mùi cốt dừa thơm ngậy, hòa quyện cùng cái sật sật của cơm dừa bào bên trong.Bánh phồng Sơn Đốc: là niềm tự hào của người dân Sơn Đốc (Bến Tre). Mùi hương gạo nếp, hương dừa phảng phất trong từng chiếc bánh phồng nhỏ nhắn luôn khiến những người xa quê nhớ mãi. Nguyên liệu chính làm nên bánh phồng là gạo nếp. Thường người ta chọn loại nếp lúa mới, vừa thơm, vừa dẻo. Ngâm vài tiếng đồng hồ để nếp mềm, sau đó vo thật sạch mang hấp cách thủy cho nếp chín. Nếp vừa chín tới đổ ngay vào cối, quết khi còn nóng hổi bột mới nhanh dẻo. Khâu quết bột quyết định bánh phồng có ngon hay không. Sau khi quết, trộn đều đường, nước cốt dừa tỷ lệ vừa ăn với bột. Bánh tráng Mỹ Lồng: Đây là đặc sản, niềm tự hào của người dân xứ dừa Bến Tre. Mỹ Lồng nổi danh nhất là loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng. Thứ bánh tráng dừa đó được chia làm ba loại, bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa...
Bánh xèo ốc gạo. Món bánh xèo ốc gạo là một biến tấu khác lạ của bánh xèo và chỉ có ở Bến Tre. Chè thưng được chế biến từ cơm dừa non dát thành sợi mỏng, nấu với đậu phộng, đậu xanh, bột khoai, khoai lang, bột lọc, nước cốt dừa… ăn với nước đá đập nhuyễn rất hấp dẫn. Chè thưng dùng nóng cũng rất tuyệt. Cơm dừa Bến Tre. “Đuông” là loại côn trùng có nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre.
Đuông dừa là một trong những món ăn quý nhất của dân sành ẩm thực.Đuông vốn là món ăn dân dã, nhưng thời nay trở nên quý hiếm và rất đắt tiền, không phải lúc nào cũng có. Gỏi củ hủ dừa.Bánh xèo củ hủ dừa.
Củ hủ dừa là phần lá mầm non của cây dừa, giòn mà không dai, vị béo bùi đặc trưng.
Nhắc đến củ hủ dừa là nhắc đến món gỏi củ hủ dừa tôm thịt, công thức khá giống gỏi ngó sen nhưng hương vị béo ngậy hơn, đi cùng chút chua chua của phụ gia tạo ra một món ăn chơi lai rai vừa bùi bùi đầu lưỡi lại không hề ngán ngấy.
Bánh bò dừa nướng với thành phần chính từ cùi dừa, cốt dừa là món bánh được người Bến Tre ưa thích.
Bánh bò dừa nướng với lớp vỏ giòn giòn và mùi cốt dừa thơm ngậy, hòa quyện cùng cái sật sật của cơm dừa bào bên trong.
Bánh phồng Sơn Đốc: là niềm tự hào của người dân Sơn Đốc (Bến Tre). Mùi hương gạo nếp, hương dừa phảng phất trong từng chiếc bánh phồng nhỏ nhắn luôn khiến những người xa quê nhớ mãi. Nguyên liệu chính làm nên bánh phồng là gạo nếp.
Thường người ta chọn loại nếp lúa mới, vừa thơm, vừa dẻo. Ngâm vài tiếng đồng hồ để nếp mềm, sau đó vo thật sạch mang hấp cách thủy cho nếp chín. Nếp vừa chín tới đổ ngay vào cối, quết khi còn nóng hổi bột mới nhanh dẻo. Khâu quết bột quyết định bánh phồng có ngon hay không. Sau khi quết, trộn đều đường, nước cốt dừa tỷ lệ vừa ăn với bột.
Bánh tráng Mỹ Lồng: Đây là đặc sản, niềm tự hào của người dân xứ dừa Bến Tre.
Mỹ Lồng nổi danh nhất là loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng. Thứ bánh tráng dừa đó được chia làm ba loại, bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa...
Bánh xèo ốc gạo.
Món bánh xèo ốc gạo là một biến tấu khác lạ của bánh xèo và chỉ có ở Bến Tre.
Chè thưng được chế biến từ cơm dừa non dát thành sợi mỏng, nấu với đậu phộng, đậu xanh, bột khoai, khoai lang, bột lọc, nước cốt dừa… ăn với nước đá đập nhuyễn rất hấp dẫn.
Chè thưng dùng nóng cũng rất tuyệt.
Cơm dừa Bến Tre.
“Đuông” là loại côn trùng có nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre.
Đuông dừa là một trong những món ăn quý nhất của dân sành ẩm thực.Đuông vốn là món ăn dân dã, nhưng thời nay trở nên quý hiếm và rất đắt tiền, không phải lúc nào cũng có.
Gỏi củ hủ dừa.
Bánh xèo củ hủ dừa.