Là đặc sản của người Tày vùng Võ Nhai, Thái Nguyên, cooc mò có nghĩa là sừng bò. Cái tên lạ lùng của bánh bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Nhiều người lần đầu nhìn thấy cooc mò còn liên tưởng nó giống như những cây kem ốc quế với màu sắc đặc biệt. Nguyên liệu để làm cooc mò được lấy từ những chiếc lá dong xanh mượt, không bị rách, sâu; gạo nếp phải thật trắng và hạt tròn đều. Người Tày không dùng sợi dứa được bày bán sẵn mà cẩn thận chẻ từng sợi lạt mềm từ thân cây giang hoặc cây mỡ sao cho lạt nhỏ đều, dai để khi gói không làm rách lá. Bánh cooc mò không quá cầu kỳ song đòi hỏi sự tỉ mẩn đến từng chi tiết. Người dân tin rằng, ngay cả khi dùng nước lọc để vo cũng không thể giúp gạo trở nên sáng, mẩy và làm bánh thơm ngon thanh khiết giống như việc vo gạo bằng nước hứng từ các khe suối trên núi.Sau khi vo kỹ, gạo được để ráo, đem trộn đều với muối và chút lạc sống giã nhỏ. Khi gói, người ta xé lá thành từng miếng vuông bản, cuộn lại thành hình chiếc phễu rồi đổ gạo nếp vào trong, vỗ nhẹ bên ngoài cho nếp chặt lại, gấp mép lá và dùng lạt mềm buộc bánh.
Làm bánh cooc mò khá đơn giản so với những loại bánh khác song lại đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt trong công đoạn buộc lạt. Khâu này được xem là yếu tố quyết định chất lượng của cooc mò. Nếu lỏng tay, bánh dễ bị nhiễm nước, trở nên nhão, nhạt, không ngon trong khi buộc chặt hạt nếp khó có thể nở, bánh bị sần, không dẻo và mất đi mùi thơm đặc trưng. Sau khi hoàn thiện, bánh được xâu thành từng cặp hoặc từng chùm nhỏ, cho vào nồi luộc kỹ khoảng hai tiếng. Lúc này, bánh có màu xanh của lá, vị dẻo, thơm dịu và bùi bùi của lạc đỏ. Điểm đặc biệt của cooc mò là bánh không có nhân nhưng càng nhai càng dễ cảm nhận vị thơm, béo, dẻo trong từng hạt nếp. Người ưa ngọt có thể ăn cooc mò kèm mật ong hay đường kính. Nếu như bánh chưng chủ yếu được làm dịp tết cổ truyền thì cooc mò của người Tày được gói quanh năm. Trong dịp đặc biệt như đầy tháng, thôi nôi, bánh được xem như là món ăn không thể thiếu.
Là đặc sản của người Tày vùng Võ Nhai, Thái Nguyên, cooc mò có nghĩa là sừng bò. Cái tên lạ lùng của bánh bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Nhiều người lần đầu nhìn thấy cooc mò còn liên tưởng nó giống như những cây kem ốc quế với màu sắc đặc biệt.
Nguyên liệu để làm cooc mò được lấy từ những chiếc lá dong xanh mượt, không bị rách, sâu; gạo nếp phải thật trắng và hạt tròn đều. Người Tày không dùng sợi dứa được bày bán sẵn mà cẩn thận chẻ từng sợi lạt mềm từ thân cây giang hoặc cây mỡ sao cho lạt nhỏ đều, dai để khi gói không làm rách lá.
Bánh cooc mò không quá cầu kỳ song đòi hỏi sự tỉ mẩn đến từng chi tiết. Người dân tin rằng, ngay cả khi dùng nước lọc để vo cũng không thể giúp gạo trở nên sáng, mẩy và làm bánh thơm ngon thanh khiết giống như việc vo gạo bằng nước hứng từ các khe suối trên núi.
Sau khi vo kỹ, gạo được để ráo, đem trộn đều với muối và chút lạc sống giã nhỏ. Khi gói, người ta xé lá thành từng miếng vuông bản, cuộn lại thành hình chiếc phễu rồi đổ gạo nếp vào trong, vỗ nhẹ bên ngoài cho nếp chặt lại, gấp mép lá và dùng lạt mềm buộc bánh.
Làm bánh cooc mò khá đơn giản so với những loại bánh khác song lại đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt trong công đoạn buộc lạt. Khâu này được xem là yếu tố quyết định chất lượng của cooc mò. Nếu lỏng tay, bánh dễ bị nhiễm nước, trở nên nhão, nhạt, không ngon trong khi buộc chặt hạt nếp khó có thể nở, bánh bị sần, không dẻo và mất đi mùi thơm đặc trưng.
Sau khi hoàn thiện, bánh được xâu thành từng cặp hoặc từng chùm nhỏ, cho vào nồi luộc kỹ khoảng hai tiếng. Lúc này, bánh có màu xanh của lá, vị dẻo, thơm dịu và bùi bùi của lạc đỏ.
Điểm đặc biệt của cooc mò là bánh không có nhân nhưng càng nhai càng dễ cảm nhận vị thơm, béo, dẻo trong từng hạt nếp. Người ưa ngọt có thể ăn cooc mò kèm mật ong hay đường kính.
Nếu như bánh chưng chủ yếu được làm dịp tết cổ truyền thì cooc mò của người Tày được gói quanh năm. Trong dịp đặc biệt như đầy tháng, thôi nôi, bánh được xem như là món ăn không thể thiếu.