Màu xanh lá cây. Màu xanh lá cây lấy từ thực vật chủ yếu là các loại lá như lá dứa, lá tre, mây, lá khúc, lá ngót... dùng để nhuộm màu các loại bánh. Lá dứa có thể được hấp chín trực tiếp từ lá tươi hoặc xay nhỏ, vắt lấy nước để lấy màu. Lá rau ngót thường dùng ở dạng tươi, giã vắt lấy nước, màu xanh của lá tre, mây phối hợp với màu của lá dong để nhuộm màu xanh cho bánh trưng. Màu vàng. Người ta thường dùng nước củ nghệ để nhuộm màu cho bánh ngọt, bánh xèo, bột cà ri, các món canh. Màu vàng tươi trong quả dành dành không độc, có thể dùng nhuộm màu vàng cho bánh xu xê, bánh thạch, dùng kho cá hoặc các loại bánh ngọt khác. Màu đỏ. Để nhuộm màu đỏ cho xôi, người ta thường dùng gấc. Bộ phận dùng nhiều trong quả gấc là ruột gấc tươi và hạt gấc để trộn vào gạo nếp. Để nhuộm màu đỏ cho bánh kẹo, thạch… thì củ dền hay được sử dụng hơn.
Màu nâu. Màu nâu thông dụng nhất là màu caramel còn gọi là nước màu hoặc nước hàng, tạo được khi chúng ta thắng đường, thường dùng trong gia đình để làm các món kho, nấu, làm bánh... Ngoài ra, tùy theo độ đậm nhạt của màu nâu cho món ăn mà ta pha loãng hay đặc cafe hoặc chocolate để tạo từ màu nâu sáng đến màu nâu sẫm. Màu tím. Lá cẩm thường được tín nhiệm để tạo ra sắc tím tía rất đẹp lại không mùi vị, không đọc hại và bền màu với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Thông thường người ta sử dụng lá cẩm tươi, xay nghiền nhỏ, ép lấy nước, bổ sung thêm rượu, muối… dùng nhuộm màu xôi và các loại bánh.
Màu đen. Gai là loại cây lấy sợi nhưng lá gai được dùng để nhuộm màu đen cho thạch và loại bánh đặc biệt là bánh gai có màu đen nhánh như nhựa đường.
Màu xanh lá cây. Màu xanh lá cây lấy từ thực vật chủ yếu là các loại lá như lá dứa, lá tre, mây, lá khúc, lá ngót... dùng để nhuộm màu các loại bánh. Lá dứa có thể được hấp chín trực tiếp từ lá tươi hoặc xay nhỏ, vắt lấy nước để lấy màu. Lá rau ngót thường dùng ở dạng tươi, giã vắt lấy nước, màu xanh của lá tre, mây phối hợp với màu của lá dong để nhuộm màu xanh cho bánh trưng.
Màu vàng. Người ta thường dùng nước củ nghệ để nhuộm màu cho bánh ngọt, bánh xèo, bột cà ri, các món canh. Màu vàng tươi trong quả dành dành không độc, có thể dùng nhuộm màu vàng cho bánh xu xê, bánh thạch, dùng kho cá hoặc các loại bánh ngọt khác.
Màu đỏ. Để nhuộm màu đỏ cho xôi, người ta thường dùng gấc. Bộ phận dùng nhiều trong quả gấc là ruột gấc tươi và hạt gấc để trộn vào gạo nếp. Để nhuộm màu đỏ cho bánh kẹo, thạch… thì củ dền hay được sử dụng hơn.
Màu nâu. Màu nâu thông dụng nhất là màu caramel còn gọi là nước màu hoặc nước hàng, tạo được khi chúng ta thắng đường, thường dùng trong gia đình để làm các món kho, nấu, làm bánh... Ngoài ra, tùy theo độ đậm nhạt của màu nâu cho món ăn mà ta pha loãng hay đặc cafe hoặc chocolate để tạo từ màu nâu sáng đến màu nâu sẫm.
Màu tím. Lá cẩm thường được tín nhiệm để tạo ra sắc tím tía rất đẹp lại không mùi vị, không đọc hại và bền màu với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Thông thường người ta sử dụng lá cẩm tươi, xay nghiền nhỏ, ép lấy nước, bổ sung thêm rượu, muối… dùng nhuộm màu xôi và các loại bánh.
Màu đen. Gai là loại cây lấy sợi nhưng lá gai được dùng để nhuộm màu đen cho thạch và loại bánh đặc biệt là bánh gai có màu đen nhánh như nhựa đường.