Sử dụng gừng giúp tăng mùi vị, giải độc thức ăn. Việc ướp gừng trong 30 phút trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển như các ngừ, cá nục) không chỉ làm tăng mùi thơm mà còn giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của chúng. Nguyên nhân là do trong gừng chứa chất có tác dụng phân giải protein.
Tận dụng đường cho món rán, nướng. Khi thực hiện món rán và nướng, bạn chỉ nên dùng chút đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu và có vị đắng. Mỳ chính. Nêm mì chính quá sớm, quá nhiều không mang lại hương vị đậm đà mà dễ khiến món ăn có vị đắng, không tốt cho sức khoẻ. Tốt nhất, chị em nên cho mì chính khi thức ăn đã chế biến xong. Với các món trộn, mì chính cần được hòa tan trước khi thao tác. Tỏi. Bạn có thể đập dập hoặc thái lát tỏi để mang lại mùi hương hấp dẫn cho món ngon. Lưu ý, không nên cho quá nhiều tỏi bởi loại gia vị này dễ “lấn át” mùi thịt. Với rau xào, không nên cho tỏi vào ngay từ đầu tránh chúng bị cháy khét. Muối. Nếu muốn thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh cần vị ngọt từ xương thì nên ninh nhừ rồi mới nêm muối. Với món xào, cho muối trực tiếp vào dầu, khoảng một phút sau mới đưa thực phẩm vào xào. Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ tới 95% độc tố aflatoxin có trong muối. Hạt tiêu. Tiêu dễ sản sinh chất độc gây ung thư khi được tiếp xúc với nhiệt độ cao khi chế biến món ăn. Chính vì vậy, chị em nên rắc tiêu tạo hương vị khi thức ăn đã chín.
Giấm. Giấm không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm cenlulo trong rau. Do đó, bạn có thể cho giấm vào món ăn ngay từ khi bắt đầu chế biến. Nước mắm. Mùi vị, lượng đạm trong nước mắm dễ thuyên giảm khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Để canh thực sự đậm đà, cần nêm mắm khi đã chín.Nước tương. Không nên nấu nước tương ở nhiệt độ cao quá lâu vì nước tương dễ bị phá hủy các chất dinh dưỡng và làm mất hương vị. Tốt nhất, khi xào rau nên cho nước tương vào sau cùng rồi bắc ra ngay.
Sử dụng gừng giúp tăng mùi vị, giải độc thức ăn. Việc ướp gừng trong 30 phút trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển như các ngừ, cá nục) không chỉ làm tăng mùi thơm mà còn giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của chúng. Nguyên nhân là do trong gừng chứa chất có tác dụng phân giải protein.
Tận dụng đường cho món rán, nướng. Khi thực hiện món rán và nướng, bạn chỉ nên dùng chút đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu và có vị đắng.
Mỳ chính. Nêm mì chính quá sớm, quá nhiều không mang lại hương vị đậm đà mà dễ khiến món ăn có vị đắng, không tốt cho sức khoẻ. Tốt nhất, chị em nên cho mì chính khi thức ăn đã chế biến xong. Với các món trộn, mì chính cần được hòa tan trước khi thao tác.
Tỏi. Bạn có thể đập dập hoặc thái lát tỏi để mang lại mùi hương hấp dẫn cho món ngon. Lưu ý, không nên cho quá nhiều tỏi bởi loại gia vị này dễ “lấn át” mùi thịt. Với rau xào, không nên cho tỏi vào ngay từ đầu tránh chúng bị cháy khét.
Muối. Nếu muốn thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh cần vị ngọt từ xương thì nên ninh nhừ rồi mới nêm muối. Với món xào, cho muối trực tiếp vào dầu, khoảng một phút sau mới đưa thực phẩm vào xào. Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ tới 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
Hạt tiêu. Tiêu dễ sản sinh chất độc gây ung thư khi được tiếp xúc với nhiệt độ cao khi chế biến món ăn. Chính vì vậy, chị em nên rắc tiêu tạo hương vị khi thức ăn đã chín.
Giấm. Giấm không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm cenlulo trong rau. Do đó, bạn có thể cho giấm vào món ăn ngay từ khi bắt đầu chế biến.
Nước mắm. Mùi vị, lượng đạm trong nước mắm dễ thuyên giảm khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Để canh thực sự đậm đà, cần nêm mắm khi đã chín.
Nước tương. Không nên nấu nước tương ở nhiệt độ cao quá lâu vì nước tương dễ bị phá hủy các chất dinh dưỡng và làm mất hương vị. Tốt nhất, khi xào rau nên cho nước tương vào sau cùng rồi bắc ra ngay.