Chim họa mi (Pháp). Loài chim này có thể tìm thấy ở khắp Châu Âu. Pháp được biết tới là nơi cư trú lớn nhất của quần thể chim họa mi. Các món ăn từ họa mi vốn là món ăn truyền thống lâu đời ở Pháp. Những kẻ săn trộm giết hàng nhìn cá thể họa mi mỗi năm. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) ước tính số lượng họa mi đã giảm 30% trong thập kỷ qua. Ếch mương (Dominica, Montserrat). Loài lưỡng cư siêu nhỏ này nhìn không quá hấp dẫn để chế biến món ăn nhưng nó là lại loại thực phẩm phổ biến ở vùng biển Caribbean. IUCN đã liệt loài ếch này vào danh mục cực kỳ nguy cấp, với việc 36.000 cá thể bị giết mỗi năm (thống kê năm 2002). Uớc tính hiện nay chỉ còn lại khoảng 8.000 con trên toàn thế giới. Thú lông nhím mỏ dài (Papua New Guinea). Là một trong hai loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng, chìa khóa để hiểu quá trình tiến hóa động vật có vú. Hiện thú lông nhím mỏ dài ở Papua New Guinea đang đứng trước mối đe doạ tuyệt chủng do nạn săn bắn phục vụ nhu cầu thực phẩm. Mặc dù, chính phủ Papua New Guinea đã ra lệnh cấm săn bắn thương mại nhưng việc săn bắt truyền thống vẫn được duy trì. Tê tê (Trung Quốc). Rất nhiều cá thể tê tê đã bị giết hại để cung cấp cho nhu cầu sử dụng vô độ tại Trung Quốc. Việc săn bắt tê tê đã bị nghiêm cấm tại quốc gia này. Gorilla (Cộng hòa Congo). Khỉ đột đang bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng do nhu cầu các món chế biến từ loài này không ngừng tăng. Ở các thành phố như Pointe Noire, Cộng hòa Congo, món khỉ đột hun khói được bán công khai tại các chợ. Các thông kê cho biết, hơn 400 con đã bị giết hại mỗi năm với mục đích thương mại.Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc. Đây là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới, thường sống ở các sông hồ miền nam Trung Quốc. Một con kỳ nhông khổng lồ thường được bán tới giá 1000 USD. Trong vòng 30 năm qua, số lượng loài này đã suy giảm tới 80% và được IUCN xếp vào danh mục các loài bị đe dọa nghiêm trọng. Cá heo (Nhật Bản, Đài Loan). Thịt cá heo được bày bán phổ biến và hợp pháp ở Nhật Bản mặc dù nó thường bị nhầm và bán như là thịt cá voi. Những cách thức săn bắt cá heo ở Nhật Bản thường bị gây tranh cãi bởi sự dã man. Đây cũng là loài được liệt kê vào danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Nhật Bản. Còn tại Đài Loan, việc đánh bắt, bày bán và tiêu thụ thịt cá heo đã bị cấm từ năm 1989. Mặc dù vậy, 1.000 cá thể thể loài cá này vẫn bị đánh bắt bất hợp pháp mỗi năm. Thịt cá heo cũng thường được bày bán công khai ở các quầy hàng thức ăn đường phố, đặc biệt là ở miền Tây Đài Loan. Rùa biển canh (Đảo Cayman). Rùa biển xanh ở đảo Cayman là nguyên liệu truyền thống cho các món súp, hầm và nướng. Ở khắp các vùng biển Caribbean, châu Á và một số các tiểu bang miền Nam của Mỹ, mặc dù bị cấm nhập khẩu nhưng nó vẫn được vận chuyển và bán ở Mỹ. Hội Bảo vệ Động vật Thế giới đã kêu gọi du khách khi đến Cayman không dùng các món ăn được chế biến từ loài rùa biển xanh này. Vi cá mập (Trung Quốc). Súp vi cá là món ăn đắt tiền, thường xuất hiện trong tiệc cưới, chiêu đãi thực khách…của người Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á. Đài Loan là quốc gia duy nhất cấm việc khai thác vi cá mập và ném xác cá xuống biển. Thời gian gần đây, một số hãng hàng không và khách sạn tại Hồng Kông đã loại bỏ món ăn gây tranh cãi này. Để giải quyết tranh cãi, chính phủ Trung Quốc cũng cấm sử dụng các món ăn chế biến từ vi cá mập trong các bữa tiệc của chính phủ.
Chim họa mi (Pháp). Loài chim này có thể tìm thấy ở khắp Châu Âu. Pháp được biết tới là nơi cư trú lớn nhất của quần thể chim họa mi. Các món ăn từ họa mi vốn là món ăn truyền thống lâu đời ở Pháp. Những kẻ săn trộm giết hàng nhìn cá thể họa mi mỗi năm. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) ước tính số lượng họa mi đã giảm 30% trong thập kỷ qua.
Ếch mương (Dominica, Montserrat). Loài lưỡng cư siêu nhỏ này nhìn không quá hấp dẫn để chế biến món ăn nhưng nó là lại loại thực phẩm phổ biến ở vùng biển Caribbean. IUCN đã liệt loài ếch này vào danh mục cực kỳ nguy cấp, với việc 36.000 cá thể bị giết mỗi năm (thống kê năm 2002). Uớc tính hiện nay chỉ còn lại khoảng 8.000 con trên toàn thế giới.
Thú lông nhím mỏ dài (Papua New Guinea). Là một trong hai loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng, chìa khóa để hiểu quá trình tiến hóa động vật có vú. Hiện thú lông nhím mỏ dài ở Papua New Guinea đang đứng trước mối đe doạ tuyệt chủng do nạn săn bắn phục vụ nhu cầu thực phẩm. Mặc dù, chính phủ Papua New Guinea đã ra lệnh cấm săn bắn thương mại nhưng việc săn bắt truyền thống vẫn được duy trì.
Tê tê (Trung Quốc). Rất nhiều cá thể tê tê đã bị giết hại để cung cấp cho nhu cầu sử dụng vô độ tại Trung Quốc. Việc săn bắt tê tê đã bị nghiêm cấm tại quốc gia này.
Gorilla (Cộng hòa Congo). Khỉ đột đang bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng do nhu cầu các món chế biến từ loài này không ngừng tăng. Ở các thành phố như Pointe Noire, Cộng hòa Congo, món khỉ đột hun khói được bán công khai tại các chợ. Các thông kê cho biết, hơn 400 con đã bị giết hại mỗi năm với mục đích thương mại.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc. Đây là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới, thường sống ở các sông hồ miền nam Trung Quốc. Một con kỳ nhông khổng lồ thường được bán tới giá 1000 USD. Trong vòng 30 năm qua, số lượng loài này đã suy giảm tới 80% và được IUCN xếp vào danh mục các loài bị đe dọa nghiêm trọng.
Cá heo (Nhật Bản, Đài Loan). Thịt cá heo được bày bán phổ biến và hợp pháp ở Nhật Bản mặc dù nó thường bị nhầm và bán như là thịt cá voi. Những cách thức săn bắt cá heo ở Nhật Bản thường bị gây tranh cãi bởi sự dã man. Đây cũng là loài được liệt kê vào danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Nhật Bản. Còn tại Đài Loan, việc đánh bắt, bày bán và tiêu thụ thịt cá heo đã bị cấm từ năm 1989. Mặc dù vậy, 1.000 cá thể thể loài cá này vẫn bị đánh bắt bất hợp pháp mỗi năm. Thịt cá heo cũng thường được bày bán công khai ở các quầy hàng thức ăn đường phố, đặc biệt là ở miền Tây Đài Loan.
Rùa biển canh (Đảo Cayman). Rùa biển xanh ở đảo Cayman là nguyên liệu truyền thống cho các món súp, hầm và nướng. Ở khắp các vùng biển Caribbean, châu Á và một số các tiểu bang miền Nam của Mỹ, mặc dù bị cấm nhập khẩu nhưng nó vẫn được vận chuyển và bán ở Mỹ. Hội Bảo vệ Động vật Thế giới đã kêu gọi du khách khi đến Cayman không dùng các món ăn được chế biến từ loài rùa biển xanh này.
Vi cá mập (Trung Quốc). Súp vi cá là món ăn đắt tiền, thường xuất hiện trong tiệc cưới, chiêu đãi thực khách…của người Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á. Đài Loan là quốc gia duy nhất cấm việc khai thác vi cá mập và ném xác cá xuống biển. Thời gian gần đây, một số hãng hàng không và khách sạn tại Hồng Kông đã loại bỏ món ăn gây tranh cãi này. Để giải quyết tranh cãi, chính phủ Trung Quốc cũng cấm sử dụng các món ăn chế biến từ vi cá mập trong các bữa tiệc của chính phủ.