Chế biến mì trong nồi quá nhỏ. Việc chế biến mì trong chiếc nồi quá nhỏ là yếu tố khiến món ăn lâu chín, lớp mì dưới cùng của nồi dễ bị nát, lớp mì đáy nồi trở nên dính như keo. Sử dụng dao không phù hợp. Thử tưởng tượng, sẽ khó khăn như thế nào khi bạn sử dụng một con dao dày để thái thịt thành từng lát mỏng. Không chỉ khiến bạn mất thời gian, con dao dày cộp còn khiến món ăn của bạn xấu xí, không được đẹp mắt. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn loại dao mỏng để cắt lát và dùng dao dày để chặt khúc xương to để công việc trở nên dễ dàng hơn.Trữ cà chua trong tủ lạnh. Khi để trong nhiệt độ thấp, lớp ruột sẽ dễ dàng bị làm nhũn, bầm dập khiến món ăn không có hương vị thơm ngon. Thay vì cho chúng vào tủ lạnh, bạn nên đặt cà chua ở vùng không khí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, đặt cà chua vào một túi giấy có lỗ thoát cũng là ý tưởng bảo quản không tồi.
Cho quá nhiều đồ ăn vào chảo. Nhiều đồ ăn khiến diện tích thức ăn tiếp xúc với lòng chảo bị hạn chế. Từ đó, đồ rán khó có được màu nâu sậm như mong muốn hoặc thậm chí không chín đều. Để tránh tình trạng này, bạn không nóng vội mà nên chia thức ăn thành nhiều lượt để chế biến.
Sử dụng chảo không dính để chế biến nhiều món ăn. Giống như gang, thép không gỉ, chảo chống dính truyền nhiệt khá chậm nên khó mang lại màu nâu như mong muốn ở một số món ăn. Vì vậy, với những món ăn như cá rán, đồ tẩm bột nên lựa chọn loại chảo bình thường, vừa giúp thực phẩm nhanh chín, vừa có được màu sắc đẹp mắt cho món ăn.
Lật đồ rán khi chưa chín già, thường xuyên. Khi rán đồ ăn trên chảo nóng, bạn không nên nóng lòng mà liên tục lật thức ăn. Thức ăn khi chưa chín già dễ bị nát. Đồng thời, quá trình này cũng khiến bạn mất nhiều thời gian hơn, thậm chí món ăn không có màu vàng cánh rán như ý. Nếu không biết thời gian thức ăn chín tới, chỉ nên lật một góc nhỏ để kiểm tra. Trường hợp chưa chín kỹ, hãy cho chúng thêm chút thời gian.Thái thịt ngay khi vừa tắt bếp. Lượng nước chưa kịp thoát trong thịt luộc hay thịt nướng khiến chúng dễ nát, “mất thớ” nếu ngay sau bắc bếp đã thái nhỏ. Tốt nhất, nên chờ khoảng 10 phút để nước kịp thoát, miếng thịt se lại rồi mới thái. Đặc biệt, với thịt gà bạn nên dành khoảng 15- 30 phút chờ đợi sẽ tốt hơn. Chảo chưa đủ độ nóng đã cho thức ăn vào. Những người thiếu kinh nghiệm trong nấu ăn thường hiếm khi làm nóng chảo trước khi cho dầu hay thức ăn vào. Làm nóng chảo là một điều rất cần thiết để ngăn chặn thức ăn dính chảo và các món thịt, cá… khi rán lên sẽ ngon hơn.
Nhặt bỏ lá rau. Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau. Đây là sai lầm và lãng phí lớn bởi lượng vitamin trong lá rau hay thân, cọng là tương đương nhau.Thái rau rồi đem rửa. Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới thái nhỏ để đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin trong rau thường ở dạng nước nên nếu thái xong mới rửa, bạn đã vô tình làm mất đi lượng lớn vitamin.
Chế biến mì trong nồi quá nhỏ. Việc chế biến mì trong chiếc nồi quá nhỏ là yếu tố khiến món ăn lâu chín, lớp mì dưới cùng của nồi dễ bị nát, lớp mì đáy nồi trở nên dính như keo.
Sử dụng dao không phù hợp. Thử tưởng tượng, sẽ khó khăn như thế nào khi bạn sử dụng một con dao dày để thái thịt thành từng lát mỏng. Không chỉ khiến bạn mất thời gian, con dao dày cộp còn khiến món ăn của bạn xấu xí, không được đẹp mắt. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn loại dao mỏng để cắt lát và dùng dao dày để chặt khúc xương to để công việc trở nên dễ dàng hơn.
Trữ cà chua trong tủ lạnh. Khi để trong nhiệt độ thấp, lớp ruột sẽ dễ dàng bị làm nhũn, bầm dập khiến món ăn không có hương vị thơm ngon. Thay vì cho chúng vào tủ lạnh, bạn nên đặt cà chua ở vùng không khí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, đặt cà chua vào một túi giấy có lỗ thoát cũng là ý tưởng bảo quản không tồi.
Cho quá nhiều đồ ăn vào chảo. Nhiều đồ ăn khiến diện tích thức ăn tiếp xúc với lòng chảo bị hạn chế. Từ đó, đồ rán khó có được màu nâu sậm như mong muốn hoặc thậm chí không chín đều. Để tránh tình trạng này, bạn không nóng vội mà nên chia thức ăn thành nhiều lượt để chế biến.
Sử dụng chảo không dính để chế biến nhiều món ăn. Giống như gang, thép không gỉ, chảo chống dính truyền nhiệt khá chậm nên khó mang lại màu nâu như mong muốn ở một số món ăn. Vì vậy, với những món ăn như cá rán, đồ tẩm bột nên lựa chọn loại chảo bình thường, vừa giúp thực phẩm nhanh chín, vừa có được màu sắc đẹp mắt cho món ăn.
Lật đồ rán khi chưa chín già, thường xuyên. Khi rán đồ ăn trên chảo nóng, bạn không nên nóng lòng mà liên tục lật thức ăn. Thức ăn khi chưa chín già dễ bị nát. Đồng thời, quá trình này cũng khiến bạn mất nhiều thời gian hơn, thậm chí món ăn không có màu vàng cánh rán như ý. Nếu không biết thời gian thức ăn chín tới, chỉ nên lật một góc nhỏ để kiểm tra. Trường hợp chưa chín kỹ, hãy cho chúng thêm chút thời gian.
Thái thịt ngay khi vừa tắt bếp. Lượng nước chưa kịp thoát trong thịt luộc hay thịt nướng khiến chúng dễ nát, “mất thớ” nếu ngay sau bắc bếp đã thái nhỏ. Tốt nhất, nên chờ khoảng 10 phút để nước kịp thoát, miếng thịt se lại rồi mới thái. Đặc biệt, với thịt gà bạn nên dành khoảng 15- 30 phút chờ đợi sẽ tốt hơn.
Chảo chưa đủ độ nóng đã cho thức ăn vào. Những người thiếu kinh nghiệm trong nấu ăn thường hiếm khi làm nóng chảo trước khi cho dầu hay thức ăn vào. Làm nóng chảo là một điều rất cần thiết để ngăn chặn thức ăn dính chảo và các món thịt, cá… khi rán lên sẽ ngon hơn.
Nhặt bỏ lá rau. Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau. Đây là sai lầm và lãng phí lớn bởi lượng vitamin trong lá rau hay thân, cọng là tương đương nhau.
Thái rau rồi đem rửa. Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới thái nhỏ để đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin trong rau thường ở dạng nước nên nếu thái xong mới rửa, bạn đã vô tình làm mất đi lượng lớn vitamin.