Một số loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp đào thải các độc tố trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng để chống lại các loại bệnh.
Một số loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp đào thải các độc tố trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng để chống lại các loại bệnh.
|
1. Dâu tây: Loại quả này chứa ít năng lượng nhưng lại rất giàu thành phần vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, quả dâu tây còn có tác dụng rất tốt trong việc “làm sạch” đường tiêu hóa và củng cố chức năng giải độc của gan. |
|
2. Kiwi: Axit hữu cơ có trong qủa kiwi sẽ làm tăng khả năng bảo vệ của cơ thể tránh được sự xâm nhập của nhiều loại virut, vi khuẩn và một số bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng khác nhau. Ăn kiwi trong khi bị cảm lạnh hoặc cúm sẽ giúp bạn bình phục nhanh hơn. |
|
3. Táo: Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề cân nặng thì táo là sự lựa chọn số 1 của bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cơ thể. Ngoài lượng chất xơ dồi dào giúp thông tiểu, “làm sạch” hệ tiêu hóa, quả táo còn chứa rất nhiều axit galacturonic rất tốt cho hệ tiêu hóa. |
|
4. Chuối: Chuối là loại quả có quanh năm và được xếp vào danh sách những loại trái cây giúp tăng cường cho hệ miễn dịch. Đây là nguồn cung cấp kali, chất xơ và vitamin C, góp phần phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cảm và cúm. |
|
5. Nho: Không chỉ biết tới như một loại quả giàu vitamin C và polyphenol có tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, loại quả này còn chứa nhiều nước, chất xơ và kali, giúp thông tiểu, lợi mật, tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn sự xâm nhập của các virus gây bệnh cho cơ thể. Ngoài ra, nho giúp gan loại bỏ đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo máu trong cơ thể. |
|
6. Lúa mạch: Đây là thực ưa thích của người dân, lúa mạch chứa chất sơ bao gồm rất nhiều chất kháng khuẩn và chống ôxi hóa. Láu mạch giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cần thiết để chống lại virut cúm lây lan. |
|
7. Khoai lang: Khoai lang giúp tăng cường sức đề kháng cho da, giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác hại cơ học và sinh học. Không những thế khoa lang còn có tác dụng quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, giúp da khỏe mạnh, săn chắc, nâng cao khả năng miễn dịch cho toàn cơ thể. |
|
8. Đậu xanh: Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Dùng dưới dạng cháo, chè hoặc giá.Món mà người xưa hay dùng để giải nhiệt là nấu cháo đậu xanh xay cả vỏ. |
|
9. Ngô: Một trong những lợi ích của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lý do là bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan- chất khiến dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). |
|
10. Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, được dùng rất phổ biến dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế biến thành dưa muối cả quả. Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn. |
|
11. Đu đủ: Đu đủ là loại trái cây đứng đầu trong danh sách các vị thuốc tốt giúp cơ thể giải nhiệt. Theo quan niệm của Đông Y đu đủ có tính hàn, vị ngọt, thanh nhiệt, bổ tỳ. Ăn vào mùa nào cũng tốt. |
|
12. Mướp hương: Theo đông y, mướp hương vị ngọt, tính bình; có tác dụng làm điều kinh (phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm cả vỏ), ngừng bạch đới, bình can ngưng phong, làm mát, nhuận da, thông đại tiểu tiện; thường dùng để chữa các chứng bệnh như: Sốt cao phiền khát, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, bạch đới, viêm đường tiết niệu, sản phụ sữa không thông, táo bón (trái mướp nấu canh ăn). |
|
13. Cà rốt: Cà rốt giúp cải thiện tình trạng táo bón. Hàm lượng beta-carotene phong phú giúp trung hoà độc tố trong cơ thể. Cà rốt tươi có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng rất tốt. Có thể dùng hỗn hợp nước cà rốt, mật ong, chanh tươi để giải khát và bài độc cho cơ thể. |
|
14. Trà gừng: Trà gừng có nhiều lợi ích tích cực đối với hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là làm dịu rối loạn tiêu hóa. Uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động đường ruột. Trà gừng cũng có tác dụng trong việc điều trị tiêu chảy và đầy hơi. Một số vấn đề như viêm đại tràng cũng có thể được chữa khỏi nếu bạn thường xuyên uống trà gừng. |
|
15. Cần tây: Cần tây giàu axit folic - nhân tố cần thiết để tổng hợp chất miễn dịch. Loại rau này chứa một lượng lớn flavonoid và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy sự tổng hợp các chất kháng virus như interferon nên giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc cúm. |
|
16. Tỏi: Tỏi có hàm lượng những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong số những gia vị thông dụng. Tỏi vị cay, tính ấm, có thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, sát trùng, sát khuẩn, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng để phòng chống nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm các chứng cảm cúm. |
|
17. Hành tây: Hành tây giúp tăng cường chức năng tiêu hoá, và đặc biệt có lợi cho gan. Hành tây kết hợp với các lại rau củ giàu chất xơ như hoa lơ xanh, cà rốt, rau cần…sẽ giúp phân giải các độc tố tích tụ trong cơ thể hiệu quả hơn, mang lại công dụng bài độc rõ rệt. |
|
18. Măng tây: Măng tây có nhiều chất dinh dưỡng như asparagin và kali có tác dụng lợi tiểu, bài tiết lượng nước dư khỏi cơ thể, giải độc rất tốt. |
(Theo Giáo dục Việt Nam/ Xinhua)
[links()]