Vừa qua, hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng kết luận về hàng loạt sai sót kỹ thuật ở công trình cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (Tân Vũ - Lạch Huyện- Hải Phòng). Nhiều sai sót được chỉ ra như dầm T của cầu vượt sông Cấm chênh lệch khoảng 5cm với các dầm khác, mặt đường xuất hiện các vết lu lốp, thi công mối dọc chưa tốt, một số nhựa có độ rỗng lớn... Ảnh: Vietnamnet.Trước kết luận này, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cần Ban Quản lý dự án 2 giải trình về hàng loạt sai sót kỹ thuật ở công trình cầu vượt biển này. Lãnh đạo Bộ Giao thông khẳng định 16/7 là hạn cuối để Ban quản lý dự án 2 giải trình về hàng loạt sai sót kỹ thuật ở cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện. Ảnh: Zing.Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện dài hơn 5 km nối bán đảo Đình Vũ với đảo Cát Hải có tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng chuẩn bị đưa vào sử dụng. Dự kiến, công trình sẽ được thông xe vào cuối tháng 8/2017. Ảnh: Zing.Đây không phải lần đầu các cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam gặp sự cố. Tháng 8/2016, thông tin 2 nhịp cầu bắc qua sông Ô Rô (dài khoảng 20m) - nằm trong dự án đường về Trung tâm xã Đất Mũi đổ sập hoàn toàn xuống kênh được dư luận quan tâm. Ảnh: TTXVN.Cầu thi công từ năm 2013 với tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ đồng. Sau khi thông xe vào hồi tháng 2/2016 thì đến tháng 8/2016 gặp sự cố. Rất may, tại thời điểm nhịp cầu đổ không có thương vong về người. Ảnh: Lao Động.Được đầu tư tới 97 tỷ đồng cho dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long nhưng gần cuối năm 2012, điệp khúc cầu vừa sửa xong đã hỏng, xuất hiện các vết nứt trên mặt cầu lại tái diễn. Ảnh: Lao Động.Trên mặt cầu vẫn xuất hiện khá nhiều vết nứt, lồi lõm, lún sâu... Một số vết nứt dài khoảng 6-7m, rộng từ 20-30cm, trơ tấm sắt trên mặt cầu. Ảnh: Lao Động.Hồi tháng 4/2010, bốn thanh dầm nối 2 nhịp 73, 74 thuộc công trình cầu cạn nối dài (dự án cầu cạn Pháp Vân - Linh Đàm) đã bị sập. Cây cầu này thuộc đường vành đai 3, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Tuổi Trẻ.Rất may, vào thời điểm xảy ra vụ việc, các công nhân đã nghỉ trưa nên không xảy ra thiệt hại về người. Vụ sập dầm cầu khiến những người dân sống gần đó hoảng hốt bởi những tiếng động lớn, bụi bay mù mịt như động đất. Ảnh: Tuổi Trẻ.Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã vào cuộc sau đó ra kết luận: Nguyên nhân gẫy các dầm trên không phải do chất lượng dầm, mà do sự cố nghiêng đổ dây chuyền. Do dầm không được giằng chống chắc chắn nên khi có một yếu tố bất lợi ngẫu nhiên nào đó tác động đã làm cho dầm rơi vào trạng thái tới hạn và nghiêng đổ - báo Lao Động ghi. Để xảy ra sự cố trên, một kỹ sư - đội trưởng đội thi công hạng mục trên đã bị truy tố ra tòa, phạt 36 tháng tù cho hưởng án treo và phạt bổ sung 10 triệu đồng. Ảnh: CAND.
Vừa qua, hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng kết luận về hàng loạt sai sót kỹ thuật ở công trình cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (Tân Vũ - Lạch Huyện- Hải Phòng). Nhiều sai sót được chỉ ra như dầm T của cầu vượt sông Cấm chênh lệch khoảng 5cm với các dầm khác, mặt đường xuất hiện các vết lu lốp, thi công mối dọc chưa tốt, một số nhựa có độ rỗng lớn... Ảnh: Vietnamnet.
Trước kết luận này, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cần Ban Quản lý dự án 2 giải trình về hàng loạt sai sót kỹ thuật ở công trình cầu vượt biển này. Lãnh đạo Bộ Giao thông khẳng định 16/7 là hạn cuối để Ban quản lý dự án 2 giải trình về hàng loạt sai sót kỹ thuật ở cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện. Ảnh: Zing.
Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện dài hơn 5 km nối bán đảo Đình Vũ với đảo Cát Hải có tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng chuẩn bị đưa vào sử dụng. Dự kiến, công trình sẽ được thông xe vào cuối tháng 8/2017. Ảnh: Zing.
Đây không phải lần đầu các cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam gặp sự cố. Tháng 8/2016, thông tin 2 nhịp cầu bắc qua sông Ô Rô (dài khoảng 20m) - nằm trong dự án đường về Trung tâm xã Đất Mũi đổ sập hoàn toàn xuống kênh được dư luận quan tâm. Ảnh: TTXVN.
Cầu thi công từ năm 2013 với tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ đồng. Sau khi thông xe vào hồi tháng 2/2016 thì đến tháng 8/2016 gặp sự cố. Rất may, tại thời điểm nhịp cầu đổ không có thương vong về người. Ảnh: Lao Động.
Được đầu tư tới 97 tỷ đồng cho dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long nhưng gần cuối năm 2012, điệp khúc cầu vừa sửa xong đã hỏng, xuất hiện các vết nứt trên mặt cầu lại tái diễn. Ảnh: Lao Động.
Trên mặt cầu vẫn xuất hiện khá nhiều vết nứt, lồi lõm, lún sâu... Một số vết nứt dài khoảng 6-7m, rộng từ 20-30cm, trơ tấm sắt trên mặt cầu. Ảnh: Lao Động.
Hồi tháng 4/2010, bốn thanh dầm nối 2 nhịp 73, 74 thuộc công trình cầu cạn nối dài (dự án cầu cạn Pháp Vân - Linh Đàm) đã bị sập. Cây cầu này thuộc đường vành đai 3, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Rất may, vào thời điểm xảy ra vụ việc, các công nhân đã nghỉ trưa nên không xảy ra thiệt hại về người. Vụ sập dầm cầu khiến những người dân sống gần đó hoảng hốt bởi những tiếng động lớn, bụi bay mù mịt như động đất. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã vào cuộc sau đó ra kết luận: Nguyên nhân gẫy các dầm trên không phải do chất lượng dầm, mà do sự cố nghiêng đổ dây chuyền. Do dầm không được giằng chống chắc chắn nên khi có một yếu tố bất lợi ngẫu nhiên nào đó tác động đã làm cho dầm rơi vào trạng thái tới hạn và nghiêng đổ - báo Lao Động ghi. Để xảy ra sự cố trên, một kỹ sư - đội trưởng đội thi công hạng mục trên đã bị truy tố ra tòa, phạt 36 tháng tù cho hưởng án treo và phạt bổ sung 10 triệu đồng. Ảnh: CAND.