Nằm giữa đảo giao thông ngã 5 giữa các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông và đường 25/4, phường Bạch Đằng (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), công trình cột đồng hồ được xây dựng từ đầu năm 2017 và hoàn thành vào cuối tháng 3 vừa qua.Ông Nguyễn Công Huy (Giám đốc Ban quản lý dự án công trình TP Hạ Long) cho biết, cột đồng hồ được xây dựng với tổng chi phí 35 tỷ, được lấy từ nguồn ngân sách của TP Hạ Long.Ông Huy cũng cho biết thêm, phần khung được làm từ 18 tấn thép, bên ngoài được bọc bằng kính cường lực màu vàng, tổng thể cột đồng hồ 35 tỷ cao 28 mét, được kết cấu bằng 53 khối lớn nhỏ, trên cùng là một máy đồng hồ hiển thị bằng kim. Ngụ ý khi thiết kế cột đồng hồ màu vàng là muốn mọi người hiểu rằng “thời gian là vàng”.Theo quan sát, xung quanh cột đồng hồ 35 tỷ ở Hạ Long có 16 bảng đèn led hiển thị giờ của Việt Nam giúp người dân quan sát dễ dàng. Dưới chân là hệ thống hồ nước và 33 bậc đá để người dân có thể tới gần cột đồng hồ.Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, để xây dựng cột đồng hồ mang biểu tượng của thành phố Hạ Long, từ năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Sở Xây dựng thành lập Hội đồng giám khảo và phát động cuộc thi đến các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước có năng lực và kinh nghiệm tham gia nhằm lựa chọn được phương án thiết kế kiến trúc tốt nhất cho công trình Cột Đồng hồ. Hội đồng tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình Cột đồng hồ đã chọn được 4 phương án có số điểm cao nhất để lấy ý kiến nhân dân, trong đó phương án được chọn là thuộc Công ty CP Tư vấn thiết kế Salvador Perez Arroyo và cộng sự S-Design.Công ty CP Tư vấn thiết kế Salvador và cộng sự khi đó đã trình bày cụ thể về phương án thiết kế số 1. Theo đó, công trình Cột đồng hồ được lấy ý tưởng từ quá trình hình thành than đá của vùng than Quảng Ninh. Vật liệu bên ngoài bằng kính, với màu vàng chủ đạo. Công trình cao 34 mét, dưới chân cột là hồ nước. Cột đồng hồ gắn hệ thống đồng hồ điện tử, chỉ thời gian của Việt Nam và một số nước đại diện cho các châu lục trên thế giới.Khi công trình này được đưa vào sử dụng, đã đón nhận sự quan tâm của người dân TP Hạ Long với nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người dân cho rằng, cột đồng hồ này khá thuận tiện khi có thể xem giờ từ các bảng đèn led. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cột đồng hồ mới không phù hợp. Cô Vũ Thị Hồng Vân (sống tại đường Lê Thánh Tông) cho biết: “Tôi thấy cột đồng hồ mới thiết kế chưa phù hợp, đồng hồ chính nằm trên cao, khi đi muốn nhìn phải ngước lên, mặt khác kim chỉ giờ và số giờ làm bằng màu đen, rất khó nhận biết khi trời âm u, còn ngày nắng thì rất chói mắt”.Một số bộ phận người cao tuổi khác thì tiếc nuối vì cột đồng hồ Hòn Gai cũ cùng các địa điểm khác như Kênh Liêm, ngã 3 Cứu Hỏa… là những địa điểm cho người dân vùng mỏ hẹn nhau công việc cũng như thường xuyên đi qua. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đặt cột đồng hồ tại ngã 5 này là phù hợp. Vì nơi đây, tập trung nhiều công trình quan trọng của UBND TP Hạ Long cũng như của tỉnh Quảng Ninh.Cột đồng hồ khi hoàng hôn xuống. Ảnh tuổi trẻ Hạ Long.Cột đồng hồ về đêm.
Nằm giữa đảo giao thông ngã 5 giữa các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông và đường 25/4, phường Bạch Đằng (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), công trình cột đồng hồ được xây dựng từ đầu năm 2017 và hoàn thành vào cuối tháng 3 vừa qua.
Ông Nguyễn Công Huy (Giám đốc Ban quản lý dự án công trình TP Hạ Long) cho biết, cột đồng hồ được xây dựng với tổng chi phí 35 tỷ, được lấy từ nguồn ngân sách của TP Hạ Long.
Ông Huy cũng cho biết thêm, phần khung được làm từ 18 tấn thép, bên ngoài được bọc bằng kính cường lực màu vàng, tổng thể cột đồng hồ 35 tỷ cao 28 mét, được kết cấu bằng 53 khối lớn nhỏ, trên cùng là một máy đồng hồ hiển thị bằng kim. Ngụ ý khi thiết kế cột đồng hồ màu vàng là muốn mọi người hiểu rằng “thời gian là vàng”.
Theo quan sát, xung quanh cột đồng hồ 35 tỷ ở Hạ Long có 16 bảng đèn led hiển thị giờ của Việt Nam giúp người dân quan sát dễ dàng. Dưới chân là hệ thống hồ nước và 33 bậc đá để người dân có thể tới gần cột đồng hồ.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, để xây dựng cột đồng hồ mang biểu tượng của thành phố Hạ Long, từ năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Sở Xây dựng thành lập Hội đồng giám khảo và phát động cuộc thi đến các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước có năng lực và kinh nghiệm tham gia nhằm lựa chọn được phương án thiết kế kiến trúc tốt nhất cho công trình Cột Đồng hồ. Hội đồng tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình Cột đồng hồ đã chọn được 4 phương án có số điểm cao nhất để lấy ý kiến nhân dân, trong đó phương án được chọn là thuộc Công ty CP Tư vấn thiết kế Salvador Perez Arroyo và cộng sự S-Design.
Công ty CP Tư vấn thiết kế Salvador và cộng sự khi đó đã trình bày cụ thể về phương án thiết kế số 1. Theo đó, công trình Cột đồng hồ được lấy ý tưởng từ quá trình hình thành than đá của vùng than Quảng Ninh. Vật liệu bên ngoài bằng kính, với màu vàng chủ đạo. Công trình cao 34 mét, dưới chân cột là hồ nước. Cột đồng hồ gắn hệ thống đồng hồ điện tử, chỉ thời gian của Việt Nam và một số nước đại diện cho các châu lục trên thế giới.
Khi công trình này được đưa vào sử dụng, đã đón nhận sự quan tâm của người dân TP Hạ Long với nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người dân cho rằng, cột đồng hồ này khá thuận tiện khi có thể xem giờ từ các bảng đèn led. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cột đồng hồ mới không phù hợp. Cô Vũ Thị Hồng Vân (sống tại đường Lê Thánh Tông) cho biết: “Tôi thấy cột đồng hồ mới thiết kế chưa phù hợp, đồng hồ chính nằm trên cao, khi đi muốn nhìn phải ngước lên, mặt khác kim chỉ giờ và số giờ làm bằng màu đen, rất khó nhận biết khi trời âm u, còn ngày nắng thì rất chói mắt”.
Một số bộ phận người cao tuổi khác thì tiếc nuối vì cột đồng hồ Hòn Gai cũ cùng các địa điểm khác như Kênh Liêm, ngã 3 Cứu Hỏa… là những địa điểm cho người dân vùng mỏ hẹn nhau công việc cũng như thường xuyên đi qua. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đặt cột đồng hồ tại ngã 5 này là phù hợp. Vì nơi đây, tập trung nhiều công trình quan trọng của UBND TP Hạ Long cũng như của tỉnh Quảng Ninh.
Cột đồng hồ khi hoàng hôn xuống. Ảnh tuổi trẻ Hạ Long.
Cột đồng hồ về đêm.