Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập lực lượng tên lửa chiến lược Nga 17/12, hãng thông tấn Itar-Tass đã có phóng sự ảnh về quá trình hình thành và phát triển của binh chủng mạnh nhất nước Nga này. Trong ảnh tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 có thể mang theo tới 10 đầu đạn hạt nhân.RS-24 được thử nghiệm lần đầu tiên vào 29/5/2007 và nó được xem như là quân át chủ bài của lực lượng tên lửa chiến lược Nga. RS-24 còn có thể được triển khai trên các bệ phóng di động hoặc các bệ phóng ngầm dưới lòng đất.Bên cạnh đó các căn cứ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga còn được bảo vệ bởi các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300, nhằm đối phó với các đợt không kích từ đối phươngMột cái tên khác cũng khá quan trọng trong lực lượng tên lửa chiến lược Nga là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RT 2PM Topol.RT 2PM Topol được trang bị 3 tầng động cơ dùng nhiên liệu rắn, nó được thiết kế để có thể triển khai trên bệ phóng di động gắn trên một khung gầm xe tải đặc chủng.Tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2PM2 Topol-M (định danh NATO là SS-27 Sickle B) cũng là ICBM đầu tiên được Nga phát triển sau khi Liên Xô sụp đổ.Topol-M cũng được trang bị một động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn, có trọng lượng 47.2 tấn và có tầm bắn hiệu quả lên tới 11.000km.Quang cảnh phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa từ giếng phóng mặt đất.
Một bệ phóng ngầm của mẫu tên lửa ICBM Topol-M.Trong ảnh là các mẫu tên lửa ICBM SS-18, SS-17, SS-19, SS-20 được trưng bày tại một học viện đào tạo tên lửa của Quân đội Nga, cách Moscow 100km.
Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập lực lượng tên lửa chiến lược Nga 17/12, hãng thông tấn Itar-Tass đã có phóng sự ảnh về quá trình hình thành và phát triển của binh chủng mạnh nhất nước Nga này. Trong ảnh tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 có thể mang theo tới 10 đầu đạn hạt nhân.
RS-24 được thử nghiệm lần đầu tiên vào 29/5/2007 và nó được xem như là quân át chủ bài của lực lượng tên lửa chiến lược Nga. RS-24 còn có thể được triển khai trên các bệ phóng di động hoặc các bệ phóng ngầm dưới lòng đất.
Bên cạnh đó các căn cứ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga còn được bảo vệ bởi các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300, nhằm đối phó với các đợt không kích từ đối phương
Một cái tên khác cũng khá quan trọng trong lực lượng tên lửa chiến lược Nga là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RT 2PM Topol.
RT 2PM Topol được trang bị 3 tầng động cơ dùng nhiên liệu rắn, nó được thiết kế để có thể triển khai trên bệ phóng di động gắn trên một khung gầm xe tải đặc chủng.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2PM2 Topol-M (định danh NATO là SS-27 Sickle B) cũng là ICBM đầu tiên được Nga phát triển sau khi Liên Xô sụp đổ.
Topol-M cũng được trang bị một động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn, có trọng lượng 47.2 tấn và có tầm bắn hiệu quả lên tới 11.000km.
Quang cảnh phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa từ giếng phóng mặt đất.
Một bệ phóng ngầm của mẫu tên lửa ICBM Topol-M.
Trong ảnh là các mẫu tên lửa ICBM SS-18, SS-17, SS-19, SS-20 được trưng bày tại một học viện đào tạo tên lửa của Quân đội Nga, cách Moscow 100km.