Sức “công phá” của loại sinh tố này được đánh giá còn mạnh hơn nhiều so với việc sử dụng quất, nước ép nho tím hay trà xanh. Nước ép quả lựu có chứa polyphenol và isoflavone, những chất này được cho là có tác dụng chống viêm, giúp bảo vệ tế bào khỏe mạnh khỏi sự tấn công của tế bào gây bệnh.
Tạp chí Cancer Prevention Research cũng từng công bố axit allagic trong trái lựu có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú bằng cách khống chế quá trình tiết hormone estrogen và ngăn tế bào ung thư phát triển. Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy trong quả lựu có chứa elagitanin, giúp ngăn cản việc sản xuất ra chất oestrogen - một chất xúc tác quan trọng giúp cho các tế bào ung thư phát triển.
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được hàm lượng chất elagitanin là bao nhiêu giúp chống lại quá trình phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, tiến sĩ Pantuck đến từ Đại học Wisconsin - Madison (Mỹ) cho rằng elagitanin trong lựu chưa đủ để thúc đẩy quá trình trên diễn ra, nó là sự kết hợp của nhiều thành phần.
Một nghiên cứu khác được tiến hành tại Đại học Wisconsin - Madison cũng cho kết quả nước ép quả lựu làm chậm đáng kể tiến trình phát triển ung thư tuyến tiền liệt ở chuột. Đồng thời, họ cũng huy động 50 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Tất cả đều từng trải qua phẫu thuật hoặc xạ trị và vẫn còn nồng độ PSA trong máu. Sau ba năm, họ tiếp tục được xét nghiệm PSA và nhận thấy nồng độ này gia tăng. Theo tính toán, trong vòng 15 tháng, PSA đã tăng lên gấp đôi. Trong khi đó, những bệnh nhân uống nước ép lựu mỗi ngày sau 54 tháng mới tăng nồng độ PSA tương đương.
Không phải cho tới bây giờ lựu mới được dùng như một “siêu thực phẩm” giúp ngừa bệnh hiệu quả. Trước đây, ở Vương quốc Ba Tư lựu đã sử dụng khá phổ biến. Thậm chí, nó được xem là biểu tượng của sự sống. Lựu cũng được chôn cùng với thi thể người Ai Cập cổ đại với hi vọng họ sớm được tái sinh.
Sức “công phá” của loại sinh tố này được đánh giá còn mạnh hơn nhiều so với việc sử dụng quất, nước ép nho tím hay trà xanh. Nước ép quả lựu có chứa polyphenol và isoflavone, những chất này được cho là có tác dụng chống viêm, giúp bảo vệ tế bào khỏe mạnh khỏi sự tấn công của tế bào gây bệnh.
Tạp chí Cancer Prevention Research cũng từng công bố axit allagic trong trái lựu có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú bằng cách khống chế quá trình tiết hormone estrogen và ngăn tế bào ung thư phát triển. Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy trong quả lựu có chứa elagitanin, giúp ngăn cản việc sản xuất ra chất oestrogen - một chất xúc tác quan trọng giúp cho các tế bào ung thư phát triển.
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được hàm lượng chất elagitanin là bao nhiêu giúp chống lại quá trình phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, tiến sĩ Pantuck đến từ Đại học Wisconsin - Madison (Mỹ) cho rằng elagitanin trong lựu chưa đủ để thúc đẩy quá trình trên diễn ra, nó là sự kết hợp của nhiều thành phần.
Một nghiên cứu khác được tiến hành tại Đại học Wisconsin - Madison cũng cho kết quả nước ép quả lựu làm chậm đáng kể tiến trình phát triển ung thư tuyến tiền liệt ở chuột. Đồng thời, họ cũng huy động 50 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Tất cả đều từng trải qua phẫu thuật hoặc xạ trị và vẫn còn nồng độ PSA trong máu. Sau ba năm, họ tiếp tục được xét nghiệm PSA và nhận thấy nồng độ này gia tăng. Theo tính toán, trong vòng 15 tháng, PSA đã tăng lên gấp đôi. Trong khi đó, những bệnh nhân uống nước ép lựu mỗi ngày sau 54 tháng mới tăng nồng độ PSA tương đương.
Không phải cho tới bây giờ lựu mới được dùng như một “siêu thực phẩm” giúp ngừa bệnh hiệu quả. Trước đây, ở Vương quốc Ba Tư lựu đã sử dụng khá phổ biến. Thậm chí, nó được xem là biểu tượng của sự sống. Lựu cũng được chôn cùng với thi thể người Ai Cập cổ đại với hi vọng họ sớm được tái sinh.