Mỹ "hoảng vía": Tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên bắn tới được Guam

Google News

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo Hwasong-12 mà Triều Tiên vừa phóng thành công có thể tấn công căn cứ Mỹ ở đảo Guam.

Ngày 14/5, đánh dấu một bước tiến lớn trong chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Bình Nhưỡng phóng thành công một tên lửa đạn đạo mới có thể tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam, bước tiến gần hơn tới tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đe dọa lục địa Mỹ.

Theo CNN, Bình Nhưỡng cho biết tên lửa mới được gọi là Hwasong-12, một loại tên lửa đạn đạo tầm trung. Tên lửa bay được khoảng 787 km nhưng đạt độ cao tới 2.111 km. Các chuyên gia quân sự nhận xét, nếu tên lửa bay đúng quỹ đạo, tầm bắn có thể đạt tới 4.500 km. Trong khi đó, đảo Guam, căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Thái Bình Dương cách Triều Tiên khoảng 3.500 km.

Bình Nhưỡng tuyên bố rằng tên lửa mới có thể mang đầu đạn hạt nhân cỡ lớn. Tên lửa Hwasong-12 được công bố lần đầu trong cuộc diễu binh kỷ niệm ngày sinh của nhà lãnh đạo Kim Il-sung vào tháng trước. David Schmerler, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí James Martin nhận xét, Hwasong-12 dường như là phiên bản rút gọn của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) KN-08.

My "hoang via": Ten lua Hwasong-12 Trieu Tien ban toi duoc Guam
 Tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 trong đợt diễu binh vào tháng 4. Ảnh: CNN.

Tên lửa này có thể là sự thay thế hoặc tăng cường cho tên lửa tầm trung Musudan, cũng không loại trừ khả năng dùng để thử nghiệm công nghệ cho tên lửa liên lục địa KN-08. Vụ phóng thử thành công ngày 14/5 cho thấy việc phát triển ICBM của Bình Nhưỡng đang tiến triển nhanh hơn những gì mà giới phân tích dự đoán.

Trong tháng 1, các nhà phân tích còn hoài nghi tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, rằng Triều Tiên đang có một ICBM ở giai đoạn cuối trong quá trình phát triển. Vụ phóng vào ngày 14/5 có thể là lần thử nghiệm đầu tiên của tên lửa Hwasong-12.

Thời gian gần đây, Triều Tiên thực hiện khá nhiều vụ phóng tên lửa nhưng tập trung vào các hệ thống đang phát triển, thậm chí họ còn làm tốt hơn so với Mỹ trước đây. Các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đầu tiên của Mỹ như Redstone, Vanguard, Atlas và Titan có tỷ lệ thất bại khi phóng thử khá cao.

My "hoang via": Ten lua Hwasong-12 Trieu Tien ban toi duoc Guam-Hinh-2
 Tầm bắn của tên lửa Hwasong-12 bao phủ toàn bộ căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam. Đồ họa: CNN.

Kể từ khi nắm quyền điều hành đất nước, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đẩy mạnh việc phát triển và thử nghiệm tên lửa. Ông trực tiếp giám sát 3 lần phóng thử tên lửa, nhiều hơn so với những gì cha ông đã làm trong 18 năm cầm quyền.

Bình Nhưỡng đạt được nhiều thành công đáng chú ý trong giai đoạn 2016-2017. Trong tháng 2, Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung di động KN-15, còn gọi Pukguksong-2. Tháng 8/2016, Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Tháng 6/2016, Bình Nhưỡng thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Tên lửa bay theo quỹ đạo cao bất thường, nhiều khả năng để thử nghiệm độ chịu nhiệt của đầu đạn. Các nhà phân tích cho rằng, nếu tên lửa bay theo quỹ đạo thông thường, tầm bắn của nó có thể đạn tới 4.000 km.

Nhà phân tích Schmerler cho biết thêm, tên lửa Hwasong-12 là vụ phóng thử có độ cao lớn nhất từ trước đến nay của Triều Tiên, ngoại trừ các vụ phóng vệ tinh. “Bình Nhưỡng sẽ không thử nghiệm tên lửa ở tầm bắn đầy đủ vì phải bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Họ sẽ phóng tên lửa lên càng cao càng tốt, từ đó họ có thể tính toán đầy đủ phạm vi của nó”, ông Schmerler nói.

Vụ phóng thử thành công tên lửa Hwasong-12 bổ sung vào kho vũ khí của Triều Tiên có thể đe dọa căn cứ đảo Guam. Nó báo hiệu công nghệ tên lửa Triều Tiên tiến bộ nhanh hơn những gì mà Mỹ dự đoán.

Quốc Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)