Sức chứa của Airbus A380 vào khoảng 500
hành khách, nhưng nó có thể chịu tải trọng lên đến 853 người. Chính vì
vậy, nó được coi là chiếc máy bay chở khách lớn nhất hành tinh. Toulouse, thành phố phía Nam nước Pháp là nơi hãng Airbus tiến hành lắp ráp các chi tiết để tạo ra những chiếc máy bay Airbus A380 hoàn chỉnh. Trước khi bắt đầu công việc lắp ráp ở thành phố Toulouse, tất cả các bộ phận cần được vận chuyển đến đây. Hành trình này sẽ trải qua những chiếc thuyền lớn và tốn rất nhiều thời gian vận chuyển.
Sau đó, các bộ phận của máy bay A380 sẽ
được vận chuyển bằng những chiếc xe tải, di chuyển rất chậm trên đường đi. Hành
trình này diễn ra 2 tuần/lần và là một sự kiện gây chú ý tại những nơi
mà nó đi qua.Khi các bộ phận khác nhau của máy bay được đem tới
Toulouse, chúng sẽ được chuyển đến tập kết ở đại công xưởng lắp ráp máy
bay A380. Kích thước quá khổ của chiếc A380 khiến cho công xưởng lắp ráp của nó cũng rất khổng lồ. Khu vực này rộng đến 50 ha.
Khu đại công xưởng lắp ráp hoàn thiện này dài 490 m, rộng 250 m và cao đến 46 m.Có hơn 1.300 nhân viên, làm việc 2 ca/ngày và mỗi ca 9 giờ đồng hồ để lắp ráp nên những chiếc máy bay chở khách khổng lồ. Để làm việc trên chiếc A380 cao đến 24 m, các công nhân phải đứng làm việc trên những chiếc bệ đỡ được nâng cao. Đặc biệt, đôi cánh khổng lồ của chiếc máy bay này có chiều dài lên đến 80 m.Do
chiếc A380 quá lớn, việc di chuyển nó sẽ diễn ra rất khó khăn. Trong
nhà máy, ba phần của thân máy bay sẽ được phương tiện định vị bằng vô
tuyến đưa vào đúng vị trí, nhằm đảm bảo chính xác khi ráp 3 phần thẳng
hàng lại với nhau. Các phần ráp nối chồng lên nhau từ 10-12 cm và các công nhân sẽ sử dụng 19.000 chiếc đinh tán để ráp nối.
Dọc theo bộ phận hạ cánh (gồm khoảng 22 lốp xe), các giá treo được cài đặt để gắn bánh xe vào động cơ. Sau
khi được hoàn thiện việc lắp ráp, chiếc máy bay sẽ được kéo đến khu vực
kế bên để kiểm tra hệ thống điện và thủy lực. Hệ thống dây điện trong
mỗi chiếc máy bay này dài đến hơn 480 km. Gần cuối quá trình này,
những động cơ sẽ được lắp đặt sau cùng. Do những động cơ này cực kỳ đắt,
nên hãng Airbus không muốn lắp ráp chúng cho đến khi chắc chắn chiếc
máy bay gần như đã sẵn sàng cho việc giao hàng.
Sau đó, các cuộc thử
nghiệm cuối cùng sẽ được thực hiện bên ngoài các dây chuyền lắp ráp. Khi
chiếc A380 hoàn thiện được chuyển đến tay khách hàng, đó mới là lúc để
ăn mừng.
Sức chứa của Airbus A380 vào khoảng 500
hành khách, nhưng nó có thể chịu tải trọng lên đến 853 người. Chính vì
vậy, nó được coi là chiếc máy bay chở khách lớn nhất hành tinh.
Toulouse, thành phố phía Nam nước Pháp là nơi hãng Airbus tiến hành lắp ráp các chi tiết để tạo ra những chiếc máy bay Airbus A380 hoàn chỉnh. Trước khi bắt đầu công việc lắp ráp ở thành phố Toulouse, tất cả các bộ phận cần được vận chuyển đến đây. Hành trình này sẽ trải qua những chiếc thuyền lớn và tốn rất nhiều thời gian vận chuyển.
Sau đó, các bộ phận của máy bay A380 sẽ
được vận chuyển bằng những chiếc xe tải, di chuyển rất chậm trên đường đi. Hành
trình này diễn ra 2 tuần/lần và là một sự kiện gây chú ý tại những nơi
mà nó đi qua.
Khi các bộ phận khác nhau của máy bay được đem tới
Toulouse, chúng sẽ được chuyển đến tập kết ở đại công xưởng lắp ráp máy
bay A380.
Kích thước quá khổ của chiếc A380 khiến cho công xưởng lắp ráp của nó cũng rất khổng lồ. Khu vực này rộng đến 50 ha.
Khu đại công xưởng lắp ráp hoàn thiện này dài 490 m, rộng 250 m và cao đến 46 m.
Có hơn 1.300 nhân viên, làm việc 2 ca/ngày và mỗi ca 9 giờ đồng hồ để lắp ráp nên những chiếc máy bay chở khách khổng lồ. Để làm việc trên chiếc A380 cao đến 24 m, các công nhân phải đứng làm việc trên những chiếc bệ đỡ được nâng cao.
Đặc biệt, đôi cánh khổng lồ của chiếc máy bay này có chiều dài lên đến 80 m.
Do
chiếc A380 quá lớn, việc di chuyển nó sẽ diễn ra rất khó khăn. Trong
nhà máy, ba phần của thân máy bay sẽ được phương tiện định vị bằng vô
tuyến đưa vào đúng vị trí, nhằm đảm bảo chính xác khi ráp 3 phần thẳng
hàng lại với nhau.
Các phần ráp nối chồng lên nhau từ 10-12 cm và các công nhân sẽ sử dụng 19.000 chiếc đinh tán để ráp nối.
Dọc theo bộ phận hạ cánh (gồm khoảng 22 lốp xe), các giá treo được cài đặt để gắn bánh xe vào động cơ.
Sau
khi được hoàn thiện việc lắp ráp, chiếc máy bay sẽ được kéo đến khu vực
kế bên để kiểm tra hệ thống điện và thủy lực. Hệ thống dây điện trong
mỗi chiếc máy bay này dài đến hơn 480 km.
Gần cuối quá trình này,
những động cơ sẽ được lắp đặt sau cùng. Do những động cơ này cực kỳ đắt,
nên hãng Airbus không muốn lắp ráp chúng cho đến khi chắc chắn chiếc
máy bay gần như đã sẵn sàng cho việc giao hàng.
Sau đó, các cuộc thử
nghiệm cuối cùng sẽ được thực hiện bên ngoài các dây chuyền lắp ráp. Khi
chiếc A380 hoàn thiện được chuyển đến tay khách hàng, đó mới là lúc để
ăn mừng.