Xe bay Curtis. Đây có thể coi là chiếc xe bay thực sự đầu tiên trên thế giới, được chế tạo bởi kỹ xư hàng không Glenn Curtis năm 1917. Ông đã cắt bớt một số chi tiết trong thiết kế máy bay của mình và biến nó thành một thiết kế hình chữ T, làm bằng nhôm. Chiếc xe này có động cơ 100 mã lực. Ô tô bay Jess Dixon. Bức ảnh này có thể được coi là một trong những bằng chứng hiếm hoi chứng minh sự tồn tại của chiếc ô tô bay này. Bức ảnh được cho là chụp vào năm 1940. Trông chiếc xe có vẻ giống với “một chiếc trực thăng chạy được trên đường”. Chiếc xe có động cơ 40 mã lực, những pedal chân điều khiển van đuôi ở đằng sau xe, cho phép xe bay lên trên không. Chiếc xe được cho là có thể đạt tốc độ 160 km/h, có khả năng bay tiến lên, lùi xuống, bay sang ngang và lượn vòng. Xe convair. Xe ô tô bay Convair Model 116 có chuyến bay đầu tiên băm 1946, trong khá giống một chiếc máy bay gắn lên trên một chiếc ô tô. Cánh, đuôi và động cơ được nối với một chiếc xe cả bằng nhựa. Điều này cho phép ô tô bay có thể di chuyển được trên đường. Curtiss-Wright VZ-7. Đây là kết quả từ những cố gắng của quân đội Mỹ nhằm tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô bay. Trông nó khá giống một chiếc xe jeep bay. VZ-7 được thiết kế như một thiết bị cất, hạ cánh thẳng đứng. Nó bay được nhờ 4 động cơ thẳng đứng, được bố trí sau “ khoang lái”. Piasecki Airgeep. Đây là một mẫu xe khách của quân đội Mỹ. Chiếc xe được ra đời trong khi trực thăng đã trở nên rất phổ biến, nhưng có vẻ như quân đội Mỹ thích những chiếc trực thăng nhỏ hơn, có thể điều khiển mà ít cần huấn luyện. Chiếc xe này đã có tới 7 phiên bản trước khi bị bỏ đi vì “không phù hợp với mục đích sử dụng của quân sự”. AVE Mizar. Năm 1971, công ty thiết kế phương tiện tiên tiến tại California, Mỹ đã quyết định thiết kế một chiếc ô tô bay, trông khá giống chiếc xe ConvAir của những năm 1940. Động cơ Pinto của hãng xe Ford giúp ô tô bay đạt được tốc độ cần thiết để cất cánh. Muốn hạ cánh, bộ phanh trên xe có nhiệm vụ hãm bớt tốc độ. Đáng tiếc năm 1973, một năm trước khi chiếc xe được sản xuất phổ biến, chiếc cánh phải của mẫu thử nghiệm bị vỡ khi đang ở trên không khí, nhấn chìm cả tương lai của chiếc xe. Xe bay Super Sky Cycle. Xe được chế tạo năm 2009 và năm 2012 nó đã được cấp giấymô tô và phép vận hành, miễn là bạn có bằng lái và bằng phi công. Xe Terafugia. Năm 2009, chiếc xe này đã vượt qua cuộc thử nghiệm đầu tiên thành công. Sau đó, nó trải qua hàng loạt quá trình cải tiến, tài thiết kế và thử nghiệm thành công năm 2012. Xe có thể đạt tốc độ 110 km/h và bay với vận tốc 185 km/h. PAL-V One. Đây là một thiết kế của Hà Lan, được thay đổi đáng kể so với thiết kế truyền thống. Xe chỉ có một động cơ, năng lượng được truyền tự động giữa lốp và động cơ đẩy. Chiếc xe này chỉ cho phép bay dưới độ cao 1,200 m. AirMule. Chiếc xe này giống như một chiếc trực thăng cứu hỏa hơn là một chiếc xe ô tô. Nó được công ty Hàng không đô thị Israel phát triển. Đây là một chiếc xe không người lái, được dùng để cứu hộ hoặc chở người.
Xe bay Curtis. Đây có thể coi là chiếc xe bay thực sự đầu tiên trên thế giới, được chế tạo bởi kỹ xư hàng không Glenn Curtis năm 1917. Ông đã cắt bớt một số chi tiết trong thiết kế máy bay của mình và biến nó thành một thiết kế hình chữ T, làm bằng nhôm. Chiếc xe này có động cơ 100 mã lực.
Ô tô bay Jess Dixon. Bức ảnh này có thể được coi là một trong những bằng chứng hiếm hoi chứng minh sự tồn tại của chiếc ô tô bay này. Bức ảnh được cho là chụp vào năm 1940. Trông chiếc xe có vẻ giống với “một chiếc trực thăng chạy được trên đường”. Chiếc xe có động cơ 40 mã lực, những pedal chân điều khiển van đuôi ở đằng sau xe, cho phép xe bay lên trên không. Chiếc xe được cho là có thể đạt tốc độ 160 km/h, có khả năng bay tiến lên, lùi xuống, bay sang ngang và lượn vòng.
Xe convair. Xe ô tô bay Convair Model 116 có chuyến bay đầu tiên băm 1946, trong khá giống một chiếc máy bay gắn lên trên một chiếc ô tô. Cánh, đuôi và động cơ được nối với một chiếc xe cả bằng nhựa. Điều này cho phép ô tô bay có thể di chuyển được trên đường.
Curtiss-Wright VZ-7. Đây là kết quả từ những cố gắng của quân đội Mỹ nhằm tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô bay. Trông nó khá giống một chiếc xe jeep bay. VZ-7 được thiết kế như một thiết bị cất, hạ cánh thẳng đứng. Nó bay được nhờ 4 động cơ thẳng đứng, được bố trí sau “ khoang lái”.
Piasecki Airgeep. Đây là một mẫu xe khách của quân đội Mỹ. Chiếc xe được ra đời trong khi trực thăng đã trở nên rất phổ biến, nhưng có vẻ như quân đội Mỹ thích những chiếc trực thăng nhỏ hơn, có thể điều khiển mà ít cần huấn luyện. Chiếc xe này đã có tới 7 phiên bản trước khi bị bỏ đi vì “không phù hợp với mục đích sử dụng của quân sự”.
AVE Mizar. Năm 1971, công ty thiết kế phương tiện tiên tiến tại California, Mỹ đã quyết định thiết kế một chiếc ô tô bay, trông khá giống chiếc xe ConvAir của những năm 1940. Động cơ Pinto của hãng xe Ford giúp ô tô bay đạt được tốc độ cần thiết để cất cánh. Muốn hạ cánh, bộ phanh trên xe có nhiệm vụ hãm bớt tốc độ. Đáng tiếc năm 1973, một năm trước khi chiếc xe được sản xuất phổ biến, chiếc cánh phải của mẫu thử nghiệm bị vỡ khi đang ở trên không khí, nhấn chìm cả tương lai của chiếc xe.
Xe bay Super Sky Cycle. Xe được chế tạo năm 2009 và năm 2012 nó đã được cấp giấymô tô và phép vận hành, miễn là bạn có bằng lái và bằng phi công.
Xe Terafugia. Năm 2009, chiếc xe này đã vượt qua cuộc thử nghiệm đầu tiên thành công. Sau đó, nó trải qua hàng loạt quá trình cải tiến, tài thiết kế và thử nghiệm thành công năm 2012. Xe có thể đạt tốc độ 110 km/h và bay với vận tốc 185 km/h.
PAL-V One. Đây là một thiết kế của Hà Lan, được thay đổi đáng kể so với thiết kế truyền thống. Xe chỉ có một động cơ, năng lượng được truyền tự động giữa lốp và động cơ đẩy. Chiếc xe này chỉ cho phép bay dưới độ cao 1,200 m.
AirMule. Chiếc xe này giống như một chiếc trực thăng cứu hỏa hơn là một chiếc xe ô tô. Nó được công ty Hàng không đô thị Israel phát triển. Đây là một chiếc xe không người lái, được dùng để cứu hộ hoặc chở người.