Theo Wikipedia, thủy phi cơ là một loại phi cơ có cánh cố định, có khả năng hạ và cất cánh trên mặt nước. Thủy phi cơ thường được chia thành 2 loại: phi cơ đáp trên mặt nước (floatplane) và tàu bay (floating boat). Các loại phi cơ này được gọi chung trong tiếng Anh là "seaplane" và đôi khi là "hydroplanes" (ít được dùng hơn). Mới đây, Hãng hàng không Hải Âu cho biết sẽ mua 2 chiếc thủy phi cơ Cessna Grand Caravan 208B-EX để phục vụ việc bay du lịch trên Vịnh Hạ Long thời gian tới. Cessna Grand Caravan 208B-EX là sản phẩm của Mỹ, có thể cất cánh và hạ cánh trên cả mặt đất và mặt nước. Thủy phi cơ này được trang bị động cơ 867 mã lực loại Pratt & Whitney PT6A-140 cho phép nó vận hành linh hoạt và nhẹ nhàng. Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400) của Tập đoàn sản xuất máy bay Viking Air (Canada) là loại được thiết kế cho việc tuần tra và giám sát biển, tiếp tế, tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Không quân Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc Guardian 400 từ hãng Viking Air. Máy bay sẽ được chuyển về Việt Nam để phục vụ cho công tác bảo vệ vùng biển ngay trong năm nay. Be-200 nổi tiếng là thủy phi cơ "độc nhất vô nhị" của Nga. Loại máy bay này có những tính năng ưu việt, có thể thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ từ do thám hàng hải, cứu hộ và chữa cháy, cho đến thực hiện các chuyến bay thương mại. Mới đây, các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố: "Thủy phi cơ Be-200 phù hợp với đường biển dài và cơ sở hạ tầng mặt đất còn chưa phát triển như ở Việt Nam". Các dòng máy bay Be của Nga đều rất nổi tiếng và được nhiều nước đặt mua trong đó có thủy phi cơ Be-103. Máy bay được trang bị hệ thống kiểm soát, thông tin liên lạc và điều hướng hiện đại, cho phép nó hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi cả ngày và đêm. Máy bay có thể chở được tối đa 5 người. Khung Be-103 được làm bằng hợp kim nhôm, titan, nhựa và sợi thủy tinh với công nghệ chống ăn mòn đặc biệt để sử dụng trong bất kỳ điều kiện khí hậu nào.
US-2 là loại thủy phi cơ trinh sát hiện đại nhất thế giới của Nhật Bản, có tính năng vượt trội hơn cả Be-200 của Nga. Đây cũng là loại thủy phi cơ cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng cabin chịu lực giúp máy bay có thể chịu được áp suất khi bay trên độ cao tối đa 9km/h và chịu được sức va đập của sóng gió lớn. Chiếc US-2 có tầm hoạt động tới 4.700 km, bán kính tác chiến 2.200 km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m. CL-415 là mẫu phi cơ nâng cấp từ thiết kế CL-215, một trong 4 mẫu thủy phi cơ có thân đáp xuống nước. Nguyên bản của CL-415 được dùng cho công tác chữa cháy theo mẫu lướt trên mặt nước để đưa nước vào khoang bụng và xả nước trên ngọn lửa với số lượng là 6.137 lít. Các công tác mà CL-415 MP đảm nhận gồm có: cứu hộ trên biển, chống buôn lậu, chống hải tặc, biên phòng và chuyên vận các vùng hải đảo.
Thủy phi cơ SH-5 là phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21, thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển. Các động cơ của SH-5 được chế tạo dựa trên phiên bản động cơ thủy phi cơ loại Be-12 của Nga và US-1A của Nhật, vỏ làm hoàn toàn bằng thép nhẹ, thân đơn, có độ bền cao, chống sự va đập tốt khi đáp xuống mặt nước có sóng lớn. A-42 được xem là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới do Nga sản xuất. Riêng đường kính động cơ lắp trên cánh của nó đã bằng chiều cao của một người bình thường. Máy bay được thiết kế cho mục đích bay thăm dò và cứu nạn. Nga kỳ vọng, sau năm 2015, thủy phi cơ này sẽ thay thế toàn bộ các loại máy bay tuần tra hải quân thuộc thế hệ cũ như Be-12 Mail và Il-38 May. Thủy phi cơ Aron M50 do Hàn Quốc sản xuất được thiết kế cho các nhiệm vụ bảo vệ và an ninh hàng hải. Thủy phi cơ này có thể di chuyển với tốc độ 100 km/h trên mặt nước và 220 km/h khi bay trên không, với tầm hoạt động tới 800 km. Máy bay được trang bị động cơ 250 mã lực, rất tiết kiệm nhiên liệu và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với giá thành là 5 triệu USD mỗi chiếc.
Theo Wikipedia, thủy phi cơ là một loại phi cơ có cánh cố định, có khả năng hạ và cất cánh trên mặt nước. Thủy phi cơ thường được chia thành 2 loại: phi cơ đáp trên mặt nước (floatplane) và tàu bay (floating boat). Các loại phi cơ này được gọi chung trong tiếng Anh là "seaplane" và đôi khi là "hydroplanes" (ít được dùng hơn).
Mới đây, Hãng hàng không Hải Âu cho biết sẽ mua 2 chiếc thủy phi cơ Cessna Grand Caravan 208B-EX để phục vụ việc bay du lịch trên Vịnh Hạ Long thời gian tới. Cessna Grand Caravan 208B-EX là sản phẩm của Mỹ, có thể cất cánh và hạ cánh trên cả mặt đất và mặt nước. Thủy phi cơ này được trang bị động cơ 867 mã lực loại Pratt & Whitney PT6A-140 cho phép nó vận hành linh hoạt và nhẹ nhàng.
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400) của Tập đoàn sản xuất máy bay Viking Air (Canada) là loại được thiết kế cho việc tuần tra và giám sát biển, tiếp tế, tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Không quân Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc Guardian 400 từ hãng Viking Air. Máy bay sẽ được chuyển về Việt Nam để phục vụ cho công tác bảo vệ vùng biển ngay trong năm nay.
Be-200 nổi tiếng là thủy phi cơ "độc nhất vô nhị" của Nga. Loại máy bay này có những tính năng ưu việt, có thể thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ từ do thám hàng hải, cứu hộ và chữa cháy, cho đến thực hiện các chuyến bay thương mại. Mới đây, các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố: "Thủy phi cơ Be-200 phù hợp với đường biển dài và cơ sở hạ tầng mặt đất còn chưa phát triển như ở Việt Nam".
Các dòng máy bay Be của Nga đều rất nổi tiếng và được nhiều nước đặt mua trong đó có thủy phi cơ Be-103. Máy bay được trang bị hệ thống kiểm soát, thông tin liên lạc và điều hướng hiện đại, cho phép nó hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi cả ngày và đêm. Máy bay có thể chở được tối đa 5 người. Khung Be-103 được làm bằng hợp kim nhôm, titan, nhựa và sợi thủy tinh với công nghệ chống ăn mòn đặc biệt để sử dụng trong bất kỳ điều kiện khí hậu nào.
US-2 là loại thủy phi cơ trinh sát hiện đại nhất thế giới của Nhật Bản, có tính năng vượt trội hơn cả Be-200 của Nga. Đây cũng là loại thủy phi cơ cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng cabin chịu lực giúp máy bay có thể chịu được áp suất khi bay trên độ cao tối đa 9km/h và chịu được sức va đập của sóng gió lớn. Chiếc US-2 có tầm hoạt động tới 4.700 km, bán kính tác chiến 2.200 km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m.
CL-415 là mẫu phi cơ nâng cấp từ thiết kế CL-215, một trong 4 mẫu thủy phi cơ có thân đáp xuống nước. Nguyên bản của CL-415 được dùng cho công tác chữa cháy theo mẫu lướt trên mặt nước để đưa nước vào khoang bụng và xả nước trên ngọn lửa với số lượng là 6.137 lít. Các công tác mà CL-415 MP đảm nhận gồm có: cứu hộ trên biển, chống buôn lậu, chống hải tặc, biên phòng và chuyên vận các vùng hải đảo.
Thủy phi cơ SH-5 là phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21, thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển. Các động cơ của SH-5 được chế tạo dựa trên phiên bản động cơ thủy phi cơ loại Be-12 của Nga và US-1A của Nhật, vỏ làm hoàn toàn bằng thép nhẹ, thân đơn, có độ bền cao, chống sự va đập tốt khi đáp xuống mặt nước có sóng lớn.
A-42 được xem là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới do Nga sản xuất. Riêng đường kính động cơ lắp trên cánh của nó đã bằng chiều cao của một người bình thường. Máy bay được thiết kế cho mục đích bay thăm dò và cứu nạn. Nga kỳ vọng, sau năm 2015, thủy phi cơ này sẽ thay thế toàn bộ các loại máy bay tuần tra hải quân thuộc thế hệ cũ như Be-12 Mail và Il-38 May.
Thủy phi cơ Aron M50 do Hàn Quốc sản xuất được thiết kế cho các nhiệm vụ bảo vệ và an ninh hàng hải. Thủy phi cơ này có thể di chuyển với tốc độ 100 km/h trên mặt nước và 220 km/h khi bay trên không, với tầm hoạt động tới 800 km. Máy bay được trang bị động cơ 250 mã lực, rất tiết kiệm nhiên liệu và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với giá thành là 5 triệu USD mỗi chiếc.