Chiếc Honda 67 độ theo phong cách phân khối lớn là tác phẩm của Thạch Tánh Linh - chàng trai đam mê kiểu dáng của những chiếc phân khối lớn hầm hố như Ducati, BMW. Linh nảy ra ý tưởng kếp hợp phong cách moto phân khối lớn với chiếc xe Honda 67. Tuy nhiên, cũng phải đến phiên bản thứ 2 thì Linh mới thực sự hài lòng.Dư luận cũng từng xôn xao về siêu xe tiết kiêm xăng: 0.3 lít xăng/100km. Sản phẩm này do chính các sinh viên Việt Nam sáng chế đã xuất hiện trong chương trình "Nhà sáng chế"- một series chương trình mới của VTV.
Chiếc xe Vespa gắn máy bơm nước trở thành xe cứu hỏa lưu động. Đây là tác phẩm của anh Nguyễn Cao Thượng (46 tuổi), quê ở Mỹ Phước, huyện Long Xuyên, tỉnh An Giang. Xe phát huy hiệu quả trong những trường hợp cháy trong ngõ ngách nhỏ hẹp, xe cứu hỏa chuyên dụng không thể vào được. Sau khi hoàn thành sản phẩm vào năm 2010 cho đến nay, anh Thượng đã dùng xe dập tắt được 5 đám cháy, nhận nhiều giấy khen của địa phương trong công tác PCCC.
Xe đa năng có công dụng xịt thuốc trừ sâu và sạ lúa. Đây cũng là sản phẩm độc đáo nữa của anh Thượng. Chiếc xe phun thuốc trừ sâu đa năng tự chế đã giúp bà con nông dân đỡ phải vất vả cầm bình phun thuốc thủ công trên cánh đồng, tránh nỗi lo ngộ độc thuốc trừ sâu. Giá thành lắp ráp sản phẩm từ 15 - 40 triệu đồng.
Anh Lê Văn Huy, thợ cơ khí tại Quảng Nam đã cùng với những đồng nghiệp của mình chế tạo ra chiếc “F1” với chi phí khoảng 25 triệu đồng.“Chiếc F1″ độc đáo này được hoàn thành trong dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua. Động cơ xe máy đặt trước truyền động ra cầu sau. “F1″ có thể đạt tốc độ tối đa 40 km/h. Vỏ xe làm từ tôn sơn chống rỉ. Ông Trần Ngọc Trí ở Bình Dương đã bỏ ra không dưới 1 tỉ đồng và công sức suốt 13 năm một mình miệt mài nghiên cứu, chế tạo chiếc xe “ô tô biết bơi” đầu tiên của người Việt.
Chiếc xe có độ dài 4,52m, ngang 1,62m, chiều cao khi hoàn thành 1,55m. Tốc độ thiết kế tối đa trên đường bộ 120 km/giờ, tốc độ tối đa dưới đường thủy 34 km/giờ. Mức tiêu hao nhiên liệu đường bộ 6 lít/100km, đường thủy 12 lít/100km. Đầu năm 2012, chiếc xe đã được anh chạy thử nghiệm trong một doanh trại quân đội và rất thành công.
Sinh viên Nguyễn Thanh Việt (Khoa Vật lý, Trường ĐHKH Huế) đã chế tạo thành công chiếc ô tô chạy bằng điện được làm từ đồ phế thải nhưng hiệu quả, thân thiện với môi trường. Chiếc xe dài 2m, cao 1,4m, ngang 1,2m, nặng 400kg, tải trọng 200kg. Mô tơ truyền chuyển động của ô tô được lấy từ xe đạp điện, năng lượng điện được lấy từ 4 bình ắc quy. Khi sạc đầy 4 bình ắc quy trong 5 giờ, xe chạy được 100km, có tốc độ tối đa là 55km/giờ.
Ngay khi xuất hiện, mẫu Rolls-Royce Phantom đầu tiên do người Việt “chế” đã gây xôn xao dư luận. Xe có kiểu dáng khá giống với xe siêu sang Phantom nhưng động cơ và khung gầm là của một chiếc xe Mazda cũ. Thoạt nhìn chiếc xe không khác mấy so với nguyên bản Phantom “xịn”. Từ lưới tản nhiệt, cặp đèn pha, đèn sương mù đến gương chiếu hậu. Thậm chí, cửa sau còn mở ngược “đúng kiểu Phantom”.
Ngoại trừ gầm và hệ thống truyền động nhập về, tất cả chi tiết còn lại trên chiếc ô tô tự chế của anh Lê Nguyên Khang đều làm thủ công bằng gỗ.
Khung gầm, động cơ, hộp số, dàn nhíp, hệ thống truyền động, vô lăng của hãng BMW được nhập về, còn lại tất cả đều làm thủ công từ gỗ. Xe nặng 1.420 kg. Chiếc xe mui trần có chiều dài 4,6 m, rộng 1,8 m.
Cách đây không lâu, cả nước xôn xao thông tin hai người nông dân đã chế được chiếc máy bay từ những vật dụng đơn giản. Đáng tiếc,“thiết bị bay có hình dạng chiếc trực thăng” do hai anh Lê Văn Danh và Trần Quốc Hải (Tây Ninh) chế tạo không đủ điều kiện kỹ thuật, không đảm bảo an toàn và không có khả năng nhấc lên khỏi mặt đất.
Một trường hợp khác, kỹ sư thương binh Nguyễn Bùi Hiển (58 tuổi, Bình Dương) chế tạo một chiếc trực thăng và mời cả cơ quan không quân, chuyên gia hàng không thẩm định sản phẩm của mình. Sản phẩm mới nhất của hãng Airbus, A350XWB, được xem như chú “chim sắt” ưu tú nhất của ngành hàng không dân dụng hiện nay. Thật bất ngờ, tham gia trực tiếp quá trình chế tạo máy bay này có chàng trai đến từ Huế, cựu sinh viên ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Hoàng Ngọc Cát Tân. Gần đây nhất, dư luận lại ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (Cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình) công bố về chiếc tàu ngầm mini tự chế với mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo, đánh bắt hải sản và du lịch. Theo các chuyên gia, chiếc tàu ngầm sản xuất thủ công như của ông Hòa chẳng khác gì một thứ đồ chơi được làm đắt tiền, bởi vì ông Hòa đã bỏ ra 1 tỉ đồng để lắp ráp nó. Để đưa chiếc tàu ngầm này vào sử dụng chắc sẽ còn một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm và tốn nhiều tiền của, thời gian.
Chiếc Honda 67 độ theo phong cách phân khối lớn là tác phẩm của Thạch Tánh Linh - chàng trai đam mê kiểu dáng của những chiếc phân khối lớn hầm hố như Ducati, BMW. Linh nảy ra ý tưởng kếp hợp phong cách moto phân khối lớn với chiếc xe Honda 67. Tuy nhiên, cũng phải đến phiên bản thứ 2 thì Linh mới thực sự hài lòng.
Dư luận cũng từng xôn xao về siêu xe tiết kiêm xăng: 0.3 lít xăng/100km. Sản phẩm này do chính các sinh viên Việt Nam sáng chế đã xuất hiện trong chương trình "Nhà sáng chế"- một series chương trình mới của VTV.
Chiếc xe Vespa gắn máy bơm nước trở thành xe cứu hỏa lưu động. Đây là tác phẩm của anh Nguyễn Cao Thượng (46 tuổi), quê ở Mỹ Phước, huyện Long Xuyên, tỉnh An Giang. Xe phát huy hiệu quả trong những trường hợp cháy trong ngõ ngách nhỏ hẹp, xe cứu hỏa chuyên dụng không thể vào được. Sau khi hoàn thành sản phẩm vào năm 2010 cho đến nay, anh Thượng đã dùng xe dập tắt được 5 đám cháy, nhận nhiều giấy khen của địa phương trong công tác PCCC.
Xe đa năng có công dụng xịt thuốc trừ sâu và sạ lúa. Đây cũng là sản phẩm độc đáo nữa của anh Thượng. Chiếc xe phun thuốc trừ sâu đa năng tự chế đã giúp bà con nông dân đỡ phải vất vả cầm bình phun thuốc thủ công trên cánh đồng, tránh nỗi lo ngộ độc thuốc trừ sâu. Giá thành lắp ráp sản phẩm từ 15 - 40 triệu đồng.
Anh Lê Văn Huy, thợ cơ khí tại Quảng Nam đã cùng với những đồng nghiệp của mình chế tạo ra chiếc “F1” với chi phí khoảng 25 triệu đồng.
“Chiếc F1″ độc đáo này được hoàn thành trong dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua. Động cơ xe máy đặt trước truyền động ra cầu sau. “F1″ có thể đạt tốc độ tối đa 40 km/h. Vỏ xe làm từ tôn sơn chống rỉ.
Ông Trần Ngọc Trí ở Bình Dương đã bỏ ra không dưới 1 tỉ đồng và công sức suốt 13 năm một mình miệt mài nghiên cứu, chế tạo chiếc xe “ô tô biết bơi” đầu tiên của người Việt.
Chiếc xe có độ dài 4,52m, ngang 1,62m, chiều cao khi hoàn thành 1,55m. Tốc độ thiết kế tối đa trên đường bộ 120 km/giờ, tốc độ tối đa dưới đường thủy 34 km/giờ. Mức tiêu hao nhiên liệu đường bộ 6 lít/100km, đường thủy 12 lít/100km. Đầu năm 2012, chiếc xe đã được anh chạy thử nghiệm trong một doanh trại quân đội và rất thành công.
Sinh viên Nguyễn Thanh Việt (Khoa Vật lý, Trường ĐHKH Huế) đã chế tạo thành công chiếc ô tô chạy bằng điện được làm từ đồ phế thải nhưng hiệu quả, thân thiện với môi trường. Chiếc xe dài 2m, cao 1,4m, ngang 1,2m, nặng 400kg, tải trọng 200kg. Mô tơ truyền chuyển động của ô tô được lấy từ xe đạp điện, năng lượng điện được lấy từ 4 bình ắc quy. Khi sạc đầy 4 bình ắc quy trong 5 giờ, xe chạy được 100km, có tốc độ tối đa là 55km/giờ.
Ngay khi xuất hiện, mẫu Rolls-Royce Phantom đầu tiên do người Việt “chế” đã gây xôn xao dư luận. Xe có kiểu dáng khá giống với xe siêu sang Phantom nhưng động cơ và khung gầm là của một chiếc xe Mazda cũ. Thoạt nhìn chiếc xe không khác mấy so với nguyên bản Phantom “xịn”. Từ lưới tản nhiệt, cặp đèn pha, đèn sương mù đến gương chiếu hậu. Thậm chí, cửa sau còn mở ngược “đúng kiểu Phantom”.
Ngoại trừ gầm và hệ thống truyền động nhập về, tất cả chi tiết còn lại trên chiếc ô tô tự chế của anh Lê Nguyên Khang đều làm thủ công bằng gỗ.
Khung gầm, động cơ, hộp số, dàn nhíp, hệ thống truyền động, vô lăng của hãng BMW được nhập về, còn lại tất cả đều làm thủ công từ gỗ. Xe nặng 1.420 kg. Chiếc xe mui trần có chiều dài 4,6 m, rộng 1,8 m.
Cách đây không lâu, cả nước xôn xao thông tin hai người nông dân đã chế được chiếc máy bay từ những vật dụng đơn giản. Đáng tiếc,“thiết bị bay có hình dạng chiếc trực thăng” do hai anh Lê Văn Danh và Trần Quốc Hải (Tây Ninh) chế tạo không đủ điều kiện kỹ thuật, không đảm bảo an toàn và không có khả năng nhấc lên khỏi mặt đất.
Một trường hợp khác, kỹ sư thương binh Nguyễn Bùi Hiển (58 tuổi, Bình Dương) chế tạo một chiếc trực thăng và mời cả cơ quan không quân, chuyên gia hàng không thẩm định sản phẩm của mình.
Sản phẩm mới nhất của hãng Airbus, A350XWB, được xem như chú “chim sắt” ưu tú nhất của ngành hàng không dân dụng hiện nay. Thật bất ngờ, tham gia trực tiếp quá trình chế tạo máy bay này có chàng trai đến từ Huế, cựu sinh viên ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Hoàng Ngọc Cát Tân.
Gần đây nhất, dư luận lại ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (Cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình) công bố về chiếc tàu ngầm mini tự chế với mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo, đánh bắt hải sản và du lịch.
Theo các chuyên gia, chiếc tàu ngầm sản xuất thủ công như của ông Hòa chẳng khác gì một thứ đồ chơi được làm đắt tiền, bởi vì ông Hòa đã bỏ ra 1 tỉ đồng để lắp ráp nó. Để đưa chiếc tàu ngầm này vào sử dụng chắc sẽ còn một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm và tốn nhiều tiền của, thời gian.