Ðược thành lập từ năm 1907 bởi ông Jorgen Skafte Rasmussen Zschopau (người Ðan Mạch nhưng sống ở Chemnitz, Ðức), ban đầu DKW chỉ sản xuất máy chạy động cơ hơi nước nhưng về sau hãng bắt tay vào sản xuất xe động cơ 2 thì. Ảnh: Logo DKW. Năm 1928, DKW là nhà máy sản xuất mô tô lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Từ năm 1932, DKW sáp nhập với Audi, Horch và Wanderer để thành lập hãng xe Auto Union, tiền thân của hãng Audi sau này. Ảnh: Mẫu DKW RT-200 còn khá tốt tại Châu Âu. Ít người biết rằng thiết kế của mẫu xe DKW RT-125 được đền bù cho Anh và Mỹ là cơ sở cho những thành công của các hãng xe như Harlay Davison hay BSA của Anh sau này. Ảnh: Mẫu DKW RT-125 thiết kế tiên phong cho dòng xe 1 xi-lanh. Ở Việt Nam, DKW được coi là hàng hiếm vì có rất ít xe được mang về đây. Đa phần, xe DKW mang về Việt Nam được coi là tài sản của các du học sinh hoặc các lao động hợp tác. Ảnh: Một chiếc DKW RT-200 được phục hồi nguyên bản tại TP HCM.DKW RT-200 được dân chơi Sài Gòn dọn lại khá sạch sẽ với đồ trên xe còn "zin" 95%. Từ công tắc hình tam giác đến đèn, mác xe... tất cả đều nguyên vẹn. Thậm chí, các chi tiết máy quan trọng như: piston, tay dên (biên) đều là đồ theo xe. Loại xe 200 phân khối này có hình dáng khá đẹp, thanh mảnh nhưng hùng dũng. Ðặc điểm của loại xe này là chân chống, cần đạp và số dính liền. Ngoài loại xe phân khối lớn thì DKW còn có một số lượng DKW dạng Moped. Đây là xe máy nhưng có gắn thêm bàn đạp như xe đạp. Ảnh: Giò đạp được xi giả đồng. Loại xe này có tên DKW Hummel với dung tích nhỏ, cơ động chạy trong thành phố, khác hẳn với những chiếc phân khối lớn dùng côn tay mạnh mẽ và nam tính. Chiếc DKW Hummel này sản xuất năm 1958, cạnh tranh với các dòng xe của Motobicane (Mỹ) tại thị trường Châu Âu lúc đó.
Những chiếc xe 2 thì này nhanh chóng biến mất vài năm sau đó vì sự phát triển mạnh mẽ của động cơ xe máy 4 thì với nhiều tính năng ưu việt. Hãng DKW cũng đóng cửa vào năm 1966 sau khi có một thời hoàng kim dài.
Ðược thành lập từ năm 1907 bởi ông Jorgen Skafte Rasmussen Zschopau (người Ðan Mạch nhưng sống ở Chemnitz, Ðức), ban đầu DKW chỉ sản xuất máy chạy động cơ hơi nước nhưng về sau hãng bắt tay vào sản xuất xe động cơ 2 thì. Ảnh: Logo DKW.
Năm 1928, DKW là nhà máy sản xuất mô tô lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Từ năm 1932, DKW sáp nhập với Audi, Horch và Wanderer để thành lập hãng xe Auto Union, tiền thân của hãng Audi sau này. Ảnh: Mẫu DKW RT-200 còn khá tốt tại Châu Âu.
Ít người biết rằng thiết kế của mẫu xe DKW RT-125 được đền bù cho Anh và Mỹ là cơ sở cho những thành công của các hãng xe như Harlay Davison hay BSA của Anh sau này. Ảnh: Mẫu DKW RT-125 thiết kế tiên phong cho dòng xe 1 xi-lanh.
Ở Việt Nam, DKW được coi là hàng hiếm vì có rất ít xe được mang về đây. Đa phần, xe DKW mang về Việt Nam được coi là tài sản của các du học sinh hoặc các lao động hợp tác. Ảnh: Một chiếc DKW RT-200 được phục hồi nguyên bản tại TP HCM.
DKW RT-200 được dân chơi Sài Gòn dọn lại khá sạch sẽ với đồ trên xe còn "zin" 95%. Từ công tắc hình tam giác đến đèn, mác xe... tất cả đều nguyên vẹn. Thậm chí, các chi tiết máy quan trọng như: piston, tay dên (biên) đều là đồ theo xe.
Loại xe 200 phân khối này có hình dáng khá đẹp, thanh mảnh nhưng hùng dũng. Ðặc điểm của loại xe này là chân chống, cần đạp và số dính liền.
Ngoài loại xe phân khối lớn thì DKW còn có một số lượng DKW dạng Moped. Đây là xe máy nhưng có gắn thêm bàn đạp như xe đạp. Ảnh: Giò đạp được xi giả đồng.
Loại xe này có tên DKW Hummel với dung tích nhỏ, cơ động chạy trong thành phố, khác hẳn với những chiếc phân khối lớn dùng côn tay mạnh mẽ và nam tính.
Chiếc DKW Hummel này sản xuất năm 1958, cạnh tranh với các dòng xe của Motobicane (Mỹ) tại thị trường Châu Âu lúc đó.
Những chiếc xe 2 thì này nhanh chóng biến mất vài năm sau đó vì sự phát triển mạnh mẽ của động cơ xe máy 4 thì với nhiều tính năng ưu việt. Hãng DKW cũng đóng cửa vào năm 1966 sau khi có một thời hoàng kim dài.